Chương 5: Âm Nhạc Sân Khấu Truyền Thống Việt Nam – Bài 1: Âm Nhạc Sân Khấu Chèo

ÂM NHẠC SÂN KHẤU CHÈO

Chèo là hình thức nghệ thuật sân khấu dân gian, cổ truyền, có nguồn gốc từ lối hát kể chuyện trong dân gian của người Việt với sự đóng góp của giới trí thức bình dân và quý tộc. Chèo tồn tại lâu đời trên đất nước ta và phổ biến ở vùng trung châu và đồng bằng Bắc Bộ.

1- SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC VÀ LƯỢC SỬ HÁT CHÈO

1.1. Nguồn gốc

Chèo là nghệ thuật sân khấu kịch hát dân gian, danh từ “Chèo” thường được giải thích theo nhiều hướng:

– Chèo là nói trại của từ “trào”, trong trào phúng”. Điều này có lẽ do nội dung của loại hình sân khấu này có đặc điểm trào phúng, dè bỉu, khen chê những điều trái tai gai mắt trong xã hội Việt Nam dưới chế độ phong kiến; những thói hư, tật xấu trong dân gian; những câu chuyện mang tính giáo dục, đổi nhân xử thế ở đời của nhân dân.

– Chèo với nghĩa là “chèo thuyền”. Lối giải thích này liên quan đến thuyết cho rằng: ngày xưa, khi vua băng hà thì linh cữu được đưa lên thuyền để đưa ở an táng. Do dân chúng thường đứng đón xem rất đông làm cản trở việc đưa lĩnh nên Trịnh Trọng Tử (đời Trần) có làm khúc Long Ngâm để hát lên cho dân chúng nghe mỗi khi di quan, dân mãi nghe mà tránh đường cho “linh” đi. Từ đó, biển hóa thành lối hát của những người chèo thuyền, trở thành hát Chèo. Thuyết này hình thành từ việc khảo sát một số điệu hát buồn tang lễ, những điệu hát than vẫn những điệu mang nhịp chèo thuyền trong Chèo.

Theo tác già Vũ Ngọc Thác trong sách “Ca Trù Bị Khảo” có phần nói về nguồn gốc Chèo như sau: “Đời vua Thần Tông nhà Lê (1649 – 1662), nhân ngày sinh nhật vua, vua ngự trên điện Vạn Thọ, chúa Trịnh dẫn trăm quan vào làm lễ chúc mừng, có bạn nữ nhạc hát khúc Đại Thực. Các quan dẫn người vào xem, chen chúc nhau, ai cũng muốn đến gần xem cho rõ. Vua thấy thế mới truyền tiểu giảm lấy những hòn đá lớn để nữ nhạc trèo lên đó mà hát, chú ý cho mọi người cùng nghe và trông thấy. Từ đó lấy thay tên khúc hát thành “Đại Thạch”. Cũng có thể do đẩy mà gọi là “hát Trèo”, rồi đọc chệch ra thành “Hát Chèo”. Tuy nhiên, theo thuyết này, phải đến thế kỷ XVII nghệ thuật Chèo mới được hình thành và có nguồn gốc từ nghệ thuật sân khấu – âm nhạc trong cung. Điều này không phù hợp với đặc điểm nghệ thuật, nội dung cũng như những chứng cứ còn lưu tồn ngày nay của Hát Chèo.

– Theo Hi Phường Phả Lục của Lương Thế Vinh (Học giả Trần Văn Giáp tim thấy một quyển chữ nôm viết về lịch sử Chèo và cho là trích dịch từ Hi Phường phả lục) thì: “Chèo cả nguồn gốc từ những hình thức diễn xướng dân gian cổ sự có từ trước thời Đinh, Lê, Lý, bao gồm những làn điệu dân ca, dân vũ đầy màu sắc và sức sống được diễn xưởng trong những dịp lễ hội, thờ cúng trong dân gian. Lời ca than vãn, ly biệt và tiễn đưa người quả cổ, những điệu vũ hình dung những động tác chèo thuyền, chiếc thuyền thần thoại chở linh hồn người chết sang thể giới bên kia…”.

Tóm lại, những làn điệu trong Chèo cũng là sự kết hợp những làn điệu hát, nói, kể chuyện phong phú sinh động của những người hát diễn trong dân gian, là lối nói – hát của quảng đại quần chúng. Chèo được hình thành từ những hình thức sân khấu hóa đầu tiên lối hát kể chuyện của người Việt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Ban đầu, nghệ thuật Chèo là hình thức ứng diễn, diễn viên Chèo là những người dân binh thường (không chuyên nghiệp) yêu nghệ thuật, họ chỉ muốn thể hiện lại những câu chuyện kể nên thường không có kịch bản, không tập dợt trước. Nội dung của buổi diễn gần như được hình thành ngay trên dải chiếu chèo trước sân đình. Cũng do đặc điểm này (thêm thắt, khéo ứng tác tại chỗ để thể hiện nội dung) mà có giả thuyết cho rằng Chèo là từ câu thành ngữ “Vụng chèo khéo chống” mà ra.

Chèo được hình thành với 2 tính chất chủ yếu là tinh tích diễn (diễn kịch nhằm kể lại những câu chuyện) và tính ứng diễn (lối diễn tùy hứng của dân gian, không có kịch bản, dàn dựng trước) để trở thành một loại hình sân khấu độc đáo, tuy thô sơ nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.

Chèo bắt nguồn từ nghệ thuật folklore của dân tộc với đóng góp quan trọng của giới trí thức bình dân và quý tộc. Dựa trên sử liệu liên quan đến gốc tích Chèo ta thấy Chèo tồn tại lâu đời trên đất nước ta, chủ yếu là vùng trung châu thổ và đồng bằng Bắc Bộ. Theo sách sử, trong đó có ghi: các vua đời Lý, Trần thích diễn Chèo trong cung, chính các quan, vua cũng tham gia đóng vai. Sách sử ghi rõ: vua Đinh Tiên Hoàng cùng đóng trò, hát múa trong lễ tiếp sứ nhà Tống – còn bị sứ nhà Tổng chê là man rợ. Vua Đinh cũng phong chức Ưu bà cho bà Phạm Thị Trấn.

Phạm Đình Hổ, trong “Vũ Trung Tùy Bút”, có nói về Chèo và nguồn gốc Chèo: “Chèo được thực sự hình thành và diễn xướng vào cuối thế kỷ XIV, đời Trần”.

Tóm lại, hát Chèo là hình thức sân khấu dân gian, có lịch sử lâu đời của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, nguồn gốc và đặc điểm của hình thức hát kể chuyện của những người dân. Mang nội dung là những câu chuyện thường ngày trong đời sống dân gian, hát Chèo có mục đích giáo dục, lưu truyền những quan niệm đạo đức của dân tộc.

1.2. Lược sử

– Thời kỳ phôi thai: kéo dài khoảng 5 thế kỷ, từ thế kỷ thứ VI trước Công nguyên đến thế kỷ thứ I sau Công nguyên. Thời kỳ này là thời kỳ trồng trọt của những bộ lạc cùng chung một giỏng chủng tộc Lạc Việt sống trên những vùng đất dọc theo những con sông lớn. Đây là thời kỳ đồng thau và nền văn minh Đông Sơn với những chiếc trống đồng. Có thể trong những nghi thức tế lễ cho những người chết là mở đầu cho nghệ thuật Chèo: những người hành lễ hát những điệu hát buồn, bị ai kèm theo những động tác múa nhịp nhàng, cách điệu hóa động tác chèo thuyền. Đây là những điệu múa sinh hoạt. Những hình thức tế lễ này cũng có tinh cách lên đồng, hầu bóng…

– Thời kỳ chuyển tiếp: kéo dài khoảng 10 thế kỷ, từ đầu công nguyên đến năm Ngô Quyền lên ngôi, mở đầu thời đại độc lập, tự chủ. Chèo được hình thành và gọi là phưởng Chèo Bội. Đây là hình thức mang tính “quá độ” được trình diễn trong nghi thức tế lễ và phát triển thành hình thức nghệ thuật sân khấu.

– Thời kỳ định hình – phát triển: bắt đầu từ thế kỷ thứ X (thời kỳ độc lập tự chủ) đến đầu thế kỷ XX. Thời kỳ phổ biến lối hát diễn trong các làng xã miền Bắc vào những dịp lễ, Tết, hội hè… với mục đích hát diễn các tích truyện thể hiện những nội dung phong phú của đời sống và giáo dục công chúng, là những sinh hoạt trong đời sống tinh thần người dân… Chèo thời kỳ này vẫn là lối ca diễn cương, không có kịch bản cụ thể, các vai diễn dều nắm rõ tích trò, biết hát một số làn điệu để ứng diễn và sân khấu là dài chiếu trước sân đình, nơi tổ chức các sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Âm nhạc chủ yếu là các lối hát, nói trong dân gian được sân khấu hóa, “Chèo hóa”. Dàn nhạc ban đầu không có nhạc khí giai điệu chủ yếu là các nhạc khi gõ. Về sau có thêm đàn nhị để dẫn giọng.

– Thời kỳ sân khấu Chèo cải cách – Chèo văn minh: thời kỳ này hát Chèo được đưa lên sân khấu. Nhà hát diễn chèo đầu tiên mang tên Văn Minh – với tên tuổi nhà cải cách Nguyễn Đình Nghị,

Tiếp sau đó là việc ghi chép lại những kịch bản cổ trong dân gian, sáng tác những kịch bản theo thể tài lịch sử; có phân vai, tập ca diễn. Người hát diễn phải theo kịch bản và được học các làn – điệu để thể hiện theo kịch bản cũng như tinh chất của làn điệu mà thầy tuồng yêu cầu.

– Thời kỳ từ năm 1945 đến nay: hình thành những kịch bản theo nội dung mới xây dựng CNXH ở miền Bắc, cải cách về phần âm nhạc bằng phần đệm cho các tình huống kịch, những bài bản mới được sáng tác… (như vở “Anh Tấm chị Điền”). Cùng với những kịch bản nội dung mới và những sáng tác phần đệm âm nhạc theo kiểu nhạc kịch phương Tây là sự phát triển của dàn nhạc Chèo theo cơ cấu của dàn nhạc giao hưởng. Đã có lúc dàn nhạc lên đến 30 người, phân tổ bộ…. Hiện nay, với chủ trương bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều vở chèo cổ được khôi phục với tinh thần giữ gìn nguyên bản, được ghi hình và trở thành những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật sân khấu Chèo.

2. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT

2.1. Đặc điểm chung

– Chèo là nghệ thuật của quảng đại quần chúng nhân dân, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của dân gian. Đối tượng thể hiện của các tác phẩm Chèo là mọi tầng lớp nhân dân. Nội dung là những câu chuyện kể về đời sống sau lũy tre làng của người dân, những nhân vật trong Chèo là những người nông dân, thằng mỗ, mẹ Đốp, thầy đổ, học trò, thầy chùa… Nhân vật có chức sắc cao nhất chỉ đến chức quan huyện (hoặc tri huyện – đối với Chèo Cổ’). Từ đó, những làn điệu trong chèo được sáng tạo theo từng nhân vật trên và hình thành hệ thống các làn điệu mang đặc điểm tính cách của các nhân vật.

– Nghệ thuật Chèo là nghệ thuật sân khấu tự sự: thuật mọi chuyện theo trình ít. Đây cũng là đặc điểm chung của sân khấu Á Đông.

– Tinh bị – hài: có thể nói, tiếng cười là phương tiện truyền thông chính yếu của sân khấu Chèo. Chèo có một hệ thống nhân vật dẫn dắt, giới thiệu vở đồng thời cũng thể hiện tính bị hải (như thằng mõ, cu sứt, lão say, mẹ Đốp…) – Tính ước lệ – cách điệu của nghệ thuật sân khấu Chèo tuy không mạnh mẽ và trở thành điển hình như trong nghệ thuật Tuồng nhưng cũng được thể hiện ở nhiều mặt sân khấu đơn giản, tinh không gian và thời gian trong bày trí sân khấu, diễn xuất, nhân vật, vũ đạo, lời hát… Hóa trang, phục trang cũng đơn giản với mục đích thể hiện nội dung của sân khấu nhưng gần gũi với đời sống thường nhật của người dân. Tính ước lệ còn giúp Chèo góp phần giáo dục xã hội, phê phản những thói hư tật xấu, đề cao lối sống đạo đức theo kiểu cổ truyền dân tộc.

2.2. Hình thức thể hiện

Về nguồn gốc, Chèo là nghệ thuật ca – vũ (múa). Do vậy, biểu hiện sân khấu được thể hiện trên hai thành phần cơ bản là ca và múa. Biểu diễn kết hợp ca hát và vũ đạo nhưng đơn sơ. Vũ đạo dựa vào những động tác sinh hoạt, lao động binh thường của người dân. Múa trong hát Chèo không nhiều và không mang tính cơ bản như trong nghệ thuật Tuồng. Mục đích của mùa Chèo là minh họa, giữ nhịp

bài ca, lấp vào những đoạn lưu không và nhất là để vui mắt. Nghệ thuật Chèo mang tính ca xướng, có thể thấy qua hàng trăm làn điệu khác nhau cũng như hệ thống “nói” trên giai điệu âm nhạc (nói sử, nói lỗi…) hoặc “ngâm”. Hệ thống những làn điệu lớn như Văn ca cổ, Ba than, Ba vẫn, Xuân (vui),

Nam (buồn), Hát cách, Sa lệch, Đường trưởng, Tam tầng. Nhịp đuổi, Nhịp chờ … Sân khấu Chèo mang tính chất tượng trưng, đơn sơ, không bài trí, không hóa trang, chủ yếu dựa vào tưởng tượng của người xem.

Hóa trang: không hóa trang, không có phục trang riêng, ăn mặt như ngày thường (hoặc đẹp hơn). Đạo cụ đơn giản, đôi khi mang tính ước lệ. Nghệ thuật sân khấu Chèo cũng là nghệ thuật tổng hợp: hát – văn chương – âm nhạc – múa – tạo hình (hóa trang, đạo cụ …)

2.3. Kịch bản

Có nhiều thể tài, mang những nội dung khác nhau:

– Nội dung giáo dục xã hội, phê phán những thói hư tật xấu, để cao lối sống đạo đức theo kiểu cổ truyền dân tộc.

– Nội dung, đề tài lịch sử

– Nội dung đề tài xã hội hiện đại, ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, cổ vũ và tuyên truyền cho những chủ trương chính sách của Đảng và nha nước, cổ vũ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước… đối với những kịch bản được sáng tác sau này.

Tùy theo kịch bản thể tài… mà mối vở chèo có các nhân vật khác nhau, nhưng thường hình thành các tuyến nhân vật sau:

– Các nhân vật Hề: khá đa dạng, tên gọi theo vị trí xã hội hoặc đặc điểm nhân dụng, ví dụ: Hề mồi (canh cửa nhà quan, thường mở đầu câu huyện, khơi mào mồi đầu); Hề gậy (cẩm gậy, xua dân tránh đường cho quan đi); Cu khèo (chân bị tật – khèo); Lão say (người dân già và hay say sưa); Hề nhọ (mặt dính nhẹ)…

– Các nhân vật chính: là những người nông dân, người chức sắc, những nhân vật trong làng xã… họ có đời sống thật như tất cả những con người trong hiện thực xã hội nông thôn miền Bắc. Cũng có thể chia các nhân vật chính này thành hai tuyến: chính diện và phản diện.

2.4. Bố cục vở Chèo

Hát Chèo có trình tự nhất định:

Hát Vỡ nước: lối hát trước khi mở màn (của chèo cổ) bằng bài hát tập thể một số điệu như: “Đường trường ngũ phúc”. Mục đích là để “Khai thanh” và gây không khi. Nội dung của những bài hát này không gắn liền với kịch bản. Về sau, một số vở diễn có bài hát riêng như điệu “Lễ tiết tháng ba”của vở “Trò Kiều” v.v..

Hát đầu trò: của những nhân vật Hề, thầy bói, lão say… nhằm giới thiệu sơ nét hoàn cảnh, nhân vật hoặc một vài tỉnh tiết cho người xem dễ theo dõi.

Phần nội dung chính: thể hiện toàn bộ nội dung theo trình tự thời gian. Nội dung, diễn xuất tự nhiên, rất gần với thực tế đời sống thường ngày của người dân. Xen kẽ giữa những phần diễn – hát – múa của các nhân vật là phần giao lưu với khán giả. Điều này khiến cho những tình huống sân khấu giống đời thường hơn, làm cho Chèo gần gũi với đời sống thực của nông thôn miền Bắc, luôn là sân khấu của quảng đại quân chúng nhân dân.

3- LÀN ĐIỆU CHÈO

3.1. Cấu trúc làn điệu

Âm nhạc Chèo được xây dựng trên cơ sở dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, có kết hợp, kế thừa nhiều yếu tố khác nhau của các thể nhạc khác nhau cũng như âm điệu của Ả Đảo, Chầu Văn, Ca Huế, Hát Ru, Quan Họ…; các điệu thán, tụng nói… trong Chùa.

Cũng như Dân ca Việt Nam, các làn điệu Chèo xuất phát từ thơ ca dân gian, chủ yếu là thể thơ lục bát (biến thể). Cách sáng tạo là “phổ thơ” dựa trên cấu trúc của thơ và mô hình chủ yếu là cặp thơ lục bát để hình thành một đoạn, gọi là “trổ”, “trổ Chèo”. Một làn điệu Chèo thông thường gồm từ 2 trổ trở lên, mang tính nhắc lại, thông thường gồm:

– Trổ mở đầu: một hoặc hai câu nhạc ngắn mở đầu, không bao giờ được nhắc lại ở trong bài.

– Trổ thân bài: trổ hát chính của bài, nội dung, tư tưởng chủ yếu này nằm trong trổ hát này. Nếu bài có nhiều lời thì nhắc lại ở trổ này. Trổ thân bài có giá trị như một giai điệu hoàn chỉnh, gắn bó với trổ mở đầu. Vì là trổ hát chính nên trổ thân bài thường dài và có đầy đủ các nhân tố: nhạc xuyên tâm, lưu không, ngân đuôi v.v…

– Trổ nhắc lại: ở cạnh và nhắc lại trổ thân bài, không nhắc lại nguyên xi mà thường có nhạc mở đầu khác trổ thân bài. Trổ thân bài có thể được nhắc lại nhiều lần hoặc đôi khi bỏ qua.

– Trổ kết thúc; cũng như trổ mở đầu nhưng ngắn gọn hơn, và thường xuất hiện ở những điệu chèo cổ. Chất liệu âm nhạc trong trò kết có thể khác, nhịp độ tương phản với trổ thân bài. Vị trí của trổ kết không quan trọng bằng trổ mở đầu, đôi khi có thể bỏ qua.

Trổ Chèo:

Về lời, một trổ Chèo được hát trên thơ lục bát, gồm câu lục – câu bát – câu lục. Thông thưởng, lấy 4 chữ đầu của câu lục để vào đầu, ví dụ: “Quyết chí tu thân – Làm trai, quyết chi tu thân”… Một Trổ Chèo điển hình gồm:

– Nhạc Lưu không: câu nhạc ngắn bắc cầu tử trổ hát này sang trổ hát khác hay để kết thúc bài. Có trống, mõ, thanh la đi kèm. Lưu không là câu nhạc mang hình thức tiết tấu trung tâm của nhạc Chèo, mang đặc điểm của làn điệu. Lưu không cũng là chỗ dùng (nghỉ) để diễn viên chèo lấy hơi, thay đổi hình thức biểu diễn (Lưu không thường đi kèm múa). Độ dài của đoạn Lưu không tùy thuộc vào diễn viên chèo, người đệm trống để và nhạc linh động, chủ yếu là giữ đúng câu nhạc (2 – 4 ô nhịp) mở đầu và kết thúc của Lưu không.

– Nhạc Xuyên tâm: là câu nhạc ngắn (2 ô nhịp) xen kẽ trong các trổ hát để phân câu nhạc.

– Nhạc ngân đuổi: giai điệu cuối cùng của bài trước khi vào Lưu Không. Thường dùng nguyên âm i, đôi khi kết hợp từ “ơi”, “hỡi” v.V…

Phần giai điệu chính của trổ.

Phương pháp sáng tác nhạc Chèo căn cứ vào ngữ điệu, nhịp điệu, cầu và vẫn cũng như nội dung của thơ. Ngoài ra, tiếng đệm, từ láy, những nguyên âm, hư tử cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giai điệu Chèo.

3.2. Hệ thống các làn điệu Chèo

Bản thân các bài hát trong Chèo vốn có tên theo mỗi bài, không chia thành điệu, tên điệu. Các bài được sáng tạo theo mỗi tình huống sân khấu, cho mỗi nhân vật trong các vở riêng biệt. Về sau, do được sử dụng trong nhiều vở khác nhau tuy có thay đổi chút ít về làn điệu âm nhạc (để phù hợp với lời thơ), nhưng vẫn có những đặc điểm giống nhau về tính chất âm nhạc, tình huống sử dụng, đặc điểm của nhân vật… nên được sắp xếp thành hệ thống điệu, tên đặt theo điệu. Tuy nhiên, một số bài trong nhóm này lại không có nhiều đặc điểm chung của hệ thống hoặc ngược lại, có nhiều đặc điểm giống nhưng không nằm trong cùng hệ thống.

Việc phân chia được thực hiện do một số đặc điểm:

– Âm điệu gần giống nhau, cách phổ nhạc, phân câu và tiếng đệm thống nhất

– Âm điệu khác nhau nhưng được đặt cùng một tên điệu – Âm điệu khác nhau nhưng giống về tinh chất biểu hiện (những bài để cho cùng một loại nhân vật hát, những bài có tính chất thể hiện giống nhau);

– Các bài khác nhau về mọi mặt…

Chèo có hai lối thể hiện là hát và nói (nói theo thể điệu). Việc phân loại các làn điệu chèo rất khó vì lối đặt tên các làn điệu của người xưa rất phức tạp. Mỗi vở Chèo có nhiều điệu hát và mỗi điệu hát được đặt một tên riêng. Có thể có nhiều tên cho cùng một lần điệu trong cùng một vở Chèo. Trong các vở Chèo khác nhau, mỗi làn điệu có tên riêng khác nhau. Tổng số các làn điệu trong Chèo lên đến hàng trăm bài. Có thể chia thành nhiều hệ thống:

3.2.1. Nói: đây là các hình thức bắc cầu từ nói thường sang hát, chủ yếu gồm 3 hình thức: hát nói (ngâm, vỉa, nói sử, nói chênh, nói lệch…), nhạc dạo đầu, động tác múa (đơn giản). Có thể thấy một số dạng “nói” trong Chèo như:

Ngâm: là loại âm nhạc kể chuyện thơ trong dân gian, tiết tẩu tự do, giai điệu căn cứ vào ngữ điệu câu thơ, dùng thể thơ lục bát hoặc thất ngôn. Có nhiều loại ngâm: Ả đào, Chinh phụ ngâm (cổ phong), Ngâm kiều, ngâm Bổng mạc. Ngâm sống vv… mạc, ngâm Sa

Via: đặt ở đầu bài hát, là một thể nhạc hoàn chỉnh, tính chất âm nhạc thống nhất với bài, do đó nghe vừa có thể biết được bài hát. Ví dụ: via bài “Tò vô” thì buồn rầu, via “Hề mỗi sư cụ thì châm biếm, dí dỏm, via của bài “Dâm chân” (trích Tuần ty Đào Huế) thì mang âm điệu Huế, tình cảm oán trách v.v… Giai điệu thường dựa vào ngữ điệu của thơ và tình cảm của nhân vật. Trong chèo không phải bài nào cũng có via.

– Nói sử: giống như ngâm, via nhưng hoàn chính và mang sắc thái riêng, biểu hiện tình cảm rõ nét. Nói Sử cũng là một loại hát nói độc đáo của Chèo, có thể tiếp vào hát hoặc sử dụng độc lập. Có nhiều loại: Sử Chúc, Sử ghé Xuân, Sứ Xuân Sử ghế Râu, Sử Rầu… Nói sử thường gồm 4 câu thơ 7 từ.

Ví dụ: Sử rầu (vở Thị Kính – Quan âm Thị Kính)

Thương ôi, bấy lâu sắt cầm tinh hảo

Ai làm nên chăn gối lẻ loi

Hà trách mình phận hẩm duyên ôi

Cho nên nổi thể tình rung ray

Nói lối: do nội dung kịch bản phức tạp nên diễn viên nói lối không cần theo sát lời, không cần được hỗ trợ bằng nhạc đệm, thưởng chỉ sử dụng tiếng trống để giữ nhịp. Nói lối được sử dụng nhiều nhất trong sân khấu Chèo. Ngoài ra còn có nói lối kẻ, nói lăng, nói đểm, nói chênh, nói lệch…

Nói chênh: Một loại nói có âm điệu, nhưng khác via và nói sử là có nhạc đêm mang tỉnh khuôn khổ nhất định (không tự do, không có bè đàn tổng theo giai điệu như via, ngâm, nói sử) gồm các kiểu 4, 6, 8 hay 12 ô nhịp. Tính chất âm nhạc chậm rãi, tha thiết nhưng pha chút bay bướm, thuộc thể thơ lục bát và thưởng là nhân vật nữ nói. Cũng như nói via, nói chênh xong vào hát ngay.

 Nói lệch: Cũng giống như nói chênh là có nhạc cụ đệm, khác hát nói ở chỗ có tiết tấu, nhưng giai điệu thì lại đơn giản như nổi Sử, Via và các loại ngâm thơ. Sử dụng thơ lục bát, nhưng câu 6 là của trổ hát trước còn câu 8 là thuộc nổi Lệch, sau đó câu 8 được nhắc lại ở trổ hát tiếp theo. Sau nói Lệch thường là Lưu không (4 nhịp), rồi vào hát ngay. Nói Lệch dành cho những vai “lệch” như vai tú bà khi đánh Kiểu v.v…

Trích: điệu Cấm Giả (~150 làn điệu Chèo Cổ” – Bùi Đức Hạnh)

– Nói hạnh: lối nói trang nghiêm đĩnh đạt, dành cho những vai ni cô, thầy, sãi trong chùa… Nói hạnh sử dụng văn vần.

3.2.2 Hát: Dựa theo công dụng (những bài hát cho cùng một nhân vật), âm điệu giống nhau, tính chất thể hiện giống nhau, những bài có tên gọi giống nhau v.v… có thể chia theo 4 hoặc 5 hệ thống các làn điệu như sau:

– Hệ thống Hát thảm: Thông thường được kể gồm 3 Than, 3 Văn (Văn cầm, Văn theo, Văn canh), Lản thảm .. tính chất âm nhạc buồn thương, là những điệu hát kể lể, than thân trách phận, gần với điệu “nam” có “chuyển hệ”. Cấu tạo lời ca là văn vần. Số câu trong bài, số từ trong câu và thanh âm của từ khớp với giai điệu. Sử dụng thơ lục bát, dành cho mọi vai diễn.

Ví dụ: Điệu Văn Cầm (chồng hoá đá) theo như tích về Trương Sinh (Ở Nam Định có Miếu Trương Sinh) là người thích đàn ca, gặp tiên cho gỗ dạy đóng đàn thần, gẩy lên hát theo tiếng đàn thì có thể giúp người bệnh hóa lành, người buồn hóa vui, chim kêu, cá nhảy… Sau, Trương Sinh cửu nàng Bạch Hoa khỏi câm, kết duyên chồng vợ. Trương Sinh theo lời tiên phải về trời nên nàng Bạch Hoa hát khúc “Văn Cầm” khóc chồng.

-Hệ thống Đường trưởng: còn gọi là hát sử (khác nói sử) khoảng 40 -50 điệu, gồm những bài có nhiều trổ, nói lên tâm trạng của những người khi đi đường, âm điệu đa dạng (có bài vui, bài buồn), giai điệu đẹp, nội dung phong phú. Đây là loại bài hát rất khó, diễn viên phải có hơi, biết cách nhả chữ, trau chuốt, nét nhạc trầm bổng khá rõ và gần với lời nói vì không gò bó vào những nhịp phách. Dàn nhạc chỉ là nhạc đệm có tính cách hỗ trợ. Diễn viên thường dùng 3 lối hát sử: Sử Xuân mang tính chất vui vẻ. Sử Nam tính chất buồn và một số bài mang tính bị thảm i là Sử Rầu. Theo các nghệ nhân, hát Đường trường hay là hát Sử là tên một vài lần diệu nhưng với nhiều bản lời khác nhau (ở các vở chèo khác nhau) nên có goi nhiều tên gọi. Những bài phổ biển: Đường trường phải chiều, Đường trường con ca, Đường trường bắn chim thước…

Hệ thống điệu Sắp: là cách nói liên tục của các vai, hát theo lối kể lễ, trình bày theo diễn tiến hành động và là mắt xích tự nhiên của cốt truyện. Dùng trong đối thoại, mang tính vui chơi, hài hước, châm biếm. Tiếng đệm phổ biến là “dậu mà”, “này a sử dụng từ ngắn gọn, có các bài: Sắp qua cầu (dùng cho các vai hề trong các cảnh gặp nhau vui vẻ, thể thơ lục bát); Sắp Chờ (thể văn vần, gối hạc…); Sắp đan lồng, Sáp Cổ phong (dùng cho mọi vai, trong nhiều tình huống kịch khác nhau: gặp nhau, đổi thoại… hát theo thể thơ bát lục); Sắp dựng, Sắp chênh, Sắp đếm, Sắp song loan…

Nhịp của điệu Sắp là nhịp trường canh dồn đuổi nhau rất sát, vì vậy có những bài rất phức tạp. – Hệ thống Sa lệch: hát trong những tình huống kịch ý nhị, có các điệu: Sa lệch bằng. Sa lệch chênh… Tinh chất và trường hợp sử dụng tương đương với những làn điệu trong hệ thống “Đường trường”.

– Hệ thống các điệu Hề: Có khoảng 20 loại vai hề nên hình thành cũng chừng đó loại làn điệu. Có những bài có cùng âm điệu và cấu trúc giống nhau như vai hề Hề mồi – canh của nhà quan; Hề Gậy – dùng gậy xua dân tránh đường cho quan đi), những bài hát cho cách nhân vật có tính hệ: Cu khoèo – chân bị vẹo, Lão say, Lão mốc, Ông tơ, Nhọ… các bài Hồi Tiếu, Sắp Chót, Sắp Nhượng… cũng thuộc hệ thống các điệu Hề. Nội dung những bài này châm biếm, khích bác những thói hư tật xấu trong dân gian, những hiện tượng xấu trong xã hội. Vai Thầy lang hát: Văn Mẫu Thiên; các ông lão hát điệu Lão say… đôi khi cũng được liệt vào những điệu Hề.

Hệ thống hát nhịp đuổi: tính chất âm nhạc nhanh, cấp thiết, để sử dụng trong hoàn cảnh cấp thiết (tang gia) hoặc than thân trách phận… Thường dựa vào dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Ví dụ: Trấn Thủ Lưu Đồn, Chèo Huế …

 Những bài lẻ: gồm những bài có tên gọi mang tính chất biểu hiện nội dụng, âm điệu có thể không gần với những điệu trong các hệ thống, gắn với hoàn Cảnh sử dụng, tình huống sân khấu, nhân vật… khác nhau. Đôi khi là những bài Chuồn chuồn; vai Xúy Vân giả dại hát Quá Giang, Trần Tình…; hát ngoài tích được hát ngoài tích trỏ. Có thể kể như: vai đàn bà điên thì hát Con Gà rừng, Con tro: To vò v.V…

3.2.3. Tiếng để trong Chèo: là lời nói của người xem chêm vào (châm vào), là một loại lời thoại đặc biệt mang tính ngẫu nhiên, nước đôi. Vừa là tiếng nói người ca xem vừa là một bộ phận của vở diễn. Tiếng để trong Chèo khác hắn dàn đồng hay “người dẫn chuyện” trong sân khấu kịch châu Âu. Đây là tiếng nói giao lưu giữa khán giả và người diễn. Tiếng để trong Chèo mang tính quần chúng, tính sáng tạo – linh hoạt của vở diễn, làm không khi vở diễn sinh động, không còn ranh giới giữa người xem và người diễn.

Trích và Tôn Mạnh – Tôn Trọng

Thầy bói: ông Tam đại nhà này thác ban ngày đây

Tiếng đế: Thác ban đêm

Thầy bói: Ấy, nhẽ ra thì thác ban ngày,

Tiếng đế. Thương con, nhờ vợ rồi rảy thác đêm. Ngôi mộ này để ở ruộng cày đẩy!

Tiếng đế: Để ở trên gỗ chủ !

Thầy bói:Ờ ờ… nhẽ ra thì để ruộng cày Bổng dưng nước lụt khiêng ngay lên gò…

3.2.4 Nhạc dạo đầu: trước kia, nhạc dạo đầu chỉ do vài nhạc cụ dạo để diễn viên lấy hơi và tạo cảm giác âm nhạc khi vào bài, đôi khi là vài âm trong điệu thức của bài, là nét nhạc đầu bài hoặc nét nhạc của đoạn lưu không. Hiện nay nhạc dạo đầu của nhạc Chèo đã phát triển, không chỉ là nhạc bắt cầu cho bài mà còn là đoạn nhạc biểu hiện tình cảm của nhân vật, có nội dung nhất định.

3.3. Đặc điểm âm nhạc

Nhịp điệu Chèo phức tạp, phong phú và tự do nên phải có tiếng trống để giữ nhịp.

Phách: bài nào cũng có, khuôn nhịp cơ bản là chẵn nhịp: 2 phách. Các câu hát, khổ hát, trổ hát… cũng có số nhịp (ô nhịp) chẵn.

Giai điệu không phức tạp: thưởng là thơ lục bát, song thất lục bát (it hơn)

Câu lục + câu bát = khổ

Câu lục + câu bát + câu lục + khổ xuyên tâm…

Thưởng lấy 4 chữ đầu của câu lục để vào đầu

Ví dụ: Quyết chí tu thân (làm trai quyết chi tu thân)

3.4. Dàn nhạc Chèo

Một dàn nhạc Chèo đơn giản (hình thức ban đầu) có thể chỉ gồm một trống Để và các nhạc khi gõ (mõ, nhạc, phách tre…).

Dàn nhạc Chèo cổ gồm:

– Trống (để, thêm vào câu hát, nói)

– Mã (gõ nhịp), la (thêm vào những chỗ đảo phách, làm phong phú, “xôm trờ”) Phách (phụ họa, giữ nhịp)

– Nhị (để dẫn giọng)

– Đôi khi thêm cái trống chầu (trống bang)

– Đến đầu thế kỷ XX, Chèo mới – Chèo Văn minh – được lên sân khấu biểu diễn có thêm một số nhạc khí như:

– Đàn Tranh

– Đàn Nguyệt (không nhất thiết)

– Sáo (để thổi giai điệu)

Về sau, có giai đoạn dàn nhạc Chèo của Nhà Hát Chèo Trung ương có biên chế lên đến 18 nhạc khi.

Nhìn chung, Chèo là hình thức nghệ thuật dân gian, phát triển mạnh khắp miền Bắc. Chèo có truyển thống lâu đời và phổ biến như một món ăn tinh thần của đại đa số quần chúng ở thôn quê, được hát trong những dịp hội hè, đình đám, tế thần, sau mùa gặt hải… hình thức trình diễn đơn giản. Từ khoảng nửa sau thế kỷ XIX, hát chèo phát triển ra thành thị. Cùng với sự mở mang của kinh tế xã hội, những nhu cầu, thị hiếu của người thành thị. Chèo phát triển theo lối mới, hình thành nhiều phong cách chèo như Chèo Cải lương, Chèo văn minh và nhất là hình thức hát chèo trên sân khấu khi đất nước độc lập. Ngày nay còn có những thể nghiệm mới cho sân khấu chèo: pha trộn làn điệu, đưa các lần điệu của các loại hình nghệ thuật khác vào, những kỹ thuật diễn xuất của Kịch Nói, Tuồng; các điệu múa…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974836029
chat-active-icon