Bài 4: ÂM NHẠC CHUYÊN NGHIỆP TRONG DÂN GIAN – HÁT XẨM

Hát Xẩm  là lối hát truyền đời của những người nghèo, tật nguyên dùng làm phương tiện khất thực. Ở một số tỉnh phía Bắc, từ Nghệ An, Thanh Hóa trở ra, nghệ nhân hát Xẩm  tập hợp, tổ chức thành “làng Xẩm “, “hội Xẩm ”.

Từ Huế trở vào hay gặp những người hát rong, hát dạo với cây đàn nhị, đàn bầu… như các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi… Họ sử dụng dân ca bản địa như kể về, hộ Thai, Nói Lối, Bài Chòi, hát Nhân Ngãi… Ở Nam Bộ cũng có những người làm nghề hát rong, họ thường nổi thơ, hồ lô tô, ca tân nhạc, dân ca, hát Vọng Cổ, trích đoạn vở Cải Lương… Thỉnh thoảng, họ sử dụng các loại máy hát di động để hành nghề nhưng không lập thành hội, thành làng, không hình thành làn điệu Xẩm  đặc trưng riêng như Hát Xẩm  ở phía Bắc.

1- HÌNH THỨC

Ở những tỉnh phía Bắc, tốp hát Xẩm  thường là đôi, ba người trong cùng một gia đình. Họ thường là những người mù, lấy nghệ thuật hát làm kế độ nhật thay vì chịu bố thí. Sau, vì được nhiều người trân trọng, thích nghe, biết cảm thông… nên người hát Xẩm  chú ý trau giồi nghề nghiệp, tạo ngón đàn riêng, đặt nhiều bản nhạc với nhiều lời hát, câu chuyện hát… dần thành nghề.

Tốp Xẩm  thường đến chốn đông người, trải chiếu, hát vài câu gọi khách. Khi khách đến nghe đông, Xẩm  ướm hỏi khách thích nghe câu nào, điệu nào để đàn hát theo ý.

Xẩm  còn được thuê hát trong đám Hội, lễ làng, hội xuân (điệu Xẩm  Xoan)… Đôi khi, trong đám tiệc, đám tang, nhà giàu ăn cỗ… cũng thuê tốp Xẩm  đến hát. Có nơi thuê hai tốp cùng đến hát (hát ba tốp trở lên ít thấy).

Xẩm  ở vùng thôn quê miền Bắc hành nghề theo lịch tiết nhà nông: tháng 3 hát chúc gia đình khá giả hoặc theo các đảm hội làng; tháng 5, tháng 10 gặt hát, Xẩm  hát trên các chặng nghỉ, bến đò, bến xe, cổng chợ…; tháng giêng, tháng chạp Xẩm  đi theo các chuyển đò dọc, đỏ xuôi, xe … trong các chợ phiên, chợ tết.

Một bộ phận trong số họ lên thị thành (như Hà Nội, Nam Định) kiếm sống. Xẩm  Hà Nội, Xẩm  chợ hình thành từ đó với đặc điểm hối hả, bóng bẫy hơn và biết khéo léo lồng ghép những bài thơ yêu nước, hoặc những bài thơ được yêu thích để binh thành lối Xẩm  chợ, Xám thành thị.

Xẩm lập thành hội (hội Xẩm ) thành làng (làng Xẩm ). Đứng đầu làng hay hội Xẩm và trực tiếp trông coi việc làng, việc hội có chức “Trưởng” (còn gọi là ông Trùm), nhưng không có nữ nghệ nhân làm chức Trưởng. Trưởng Nhật trông coi mọi việc chung. Trưởng Nhì, Trưởng Ba giúp đỡ, đôn đốc. Chức Trưởng 2 năm bầu 1 lần, vào kỷ giỗ Tổ đầu năm. Hết hạn, nếu không được bầu lại thì làm Trưởng cựu. Trưởng cựu vẫn được ưu tiên trong việc phân nơi hành nghề nên ít nghệ nhân muốn làm Trưởng liền nhiều nhiệm kỳ. Mỗi nhóm Xẩm  có vùng “lãnh thổ” kiểm sống đến phải riêng. Theo lệ, nếu Xẩm  từ nơi khác có lời chào thăm hoặc xin phép ông Trùm rồi mới được hành nghề. Có khi từ sự chào thăm là để thử tiếng hát, tại đàn nhau, nếu hợp thì mới nhau cùng đi hát…

Tổ nghề Xẩm  được truyền tụng trong sự tích về vị thánh Tổ, truyện kể: “Vua sinh được 2 hoàng tử, Toàn là anh, tỉnh tình hung bạo, học hành biếng nhác, ham chơi lêu lổng. Đình là em, tính tình hiền lành, cần kiệm chăm chỉ, thông minh Toàn thấy vậy sinh lòng đổ kỵ. Một hôm, 2 anh em vào rừng săn bắn, Đình may mắn nhặt được viên ngọc. Toán lừa em, đoạt ngọc rồi chọc mù mắt, bỏ em trong rừng. Về kinh, Toán dâng ngọc và tâu vua cha là Đĩnh bị hổ dữ ăn thịt.

Đĩnh trong rừng được người đi kiểm củi cưu mang, chàng buồn lỏng nên kiếm khúc máy, đoạn dây, đồng đàn, soạn nhạc, ca hát làm vui lòng mọi người. Vua vị hành, nghe được bài hát, với vào cung hỏi đầu đuôi chuyện. Vua biết chuyện nổi giận, lệnh chém Toán. Nhưng Đĩnh can vua, Toán chỉ bị phể làm thứ dân và đuổi khỏi kinh thành.

Đĩnh nhờ mài ngọc quỷ rửa mắt nên sáng lại. Những người mà học các câu hát do Đĩnh truyền dạy, lấy làm nghề sinh sống và từ đỏ mang ơn thành tổ truyền nghề”.

Hàng năm, nghề Xấm có lễ giỗ trả ơn Thánh tổ, vừa là dịp gặp gỡ, trình làng nghề đàn ca, vừa là dịp chung vui phước lộc của tổ nghề và nhận xét việc làng trong năm qua.

Hát Xẩm  cũng có vai trò đặc biệt trong việc tiếp thu, “Xẩm  hóa” và góp phần phổ biến bằng các làn điệu thuộc các thể loại dân ca khác như Trống Quân, Sa Mạc, Cò Lả… Xẩm  không chỉ dừng lại ở lối hát khất thực mà còn được các loại hình diễn xướng khác như: hát ru, dàn nhạc hiếu (nhạc lễ tang), hát Chèo, Ca Trì (Xẩm  Nhà Tơ)… tiếp thu và sử dụng.

Hát Năm phát triển và phổ biến nhất vào khoảng những thập niên đầu thế kỷ XX. Từ khoảng thập niên 40, Xẩm bước vào quá trình suy thoái và dẫn mai một bởi nhiều lý do, trong đó có lý do chiến tranh.

Đến cuối năm 1954, Xẩm được Đảng và chính phủ sử dụng như công cụ tuyên tuyền trong chiến dịch chống di cư vào Nam rất hiệu quả nhờ sức lan tỏa và lòng yêu mến loại hình nghệ thuật này trong quần chúng.

Hòa bình lập lại, việc thành lập các trung tâm và tổ chức hoạt động theo chính sách xã hội với những người khiếm thị nói chung và những người làm nghề hát Xẩm nói riêng nên hát Xẩm càng tiến bộ dần đến dự thất truyền.

Xẩm xưa có các nghệ nhân danh tiếng như: Nguyễn Văn Nguyên (Trùm Nguyên – Hà Nội), Nguyễn Văn Khoán (Trùm Khoản – Hải Phòng), Nguyễn Phong Sắc (Trưởng Sắc – Hải Dương), Trần Thị Thân (Trưởng Thần – Sơn Tây), Trấn Thị Nhón (Trưởng Nhón – Nam Định), Đinh Văn Quới (Trưởng Quới – Yên Bai), Trùm Sỹ – Thanh Hóa, Năm Kinh – Nghệ An… Nghệ nhân Hà Thị Cầu (tên thất là Hà Thị Năm – Ý Yên, Nam Định), là vợ thứ 12 của Trùm Mậu (Nguyễn Văn Mẫu – Ninh Bình) là người duy nhất của thế hệ Xẩm  xưa có công lưu giữ, truyền tư phần lớn các làn điệu Xẩm đến ngày nay.

2- BÀI BẢN

2.1. Hệ thống bài bản

Hát Xẩm  là hình thức hát nói kể chuyện, giai điệu hình thành chủ yếu dựa trên thanh điệu và ngữ điệu của lời văn. Câu nhạc nhiều tính tự sự, ít theo khuôn khổ nhất định, song vẫn rõ theo trổ (khổ), vế trống, về mái, quãng xuyên tâm, lưu không.

Số bài bản ghi chép thu thập được đến nay gần 400 bài, nhưng thường được vận dụng trên 8 làn điệu (do đó tên bài trùng với tên làn điệu), gồm:

Xẩm Chợ: giản dị, ngắn gọn, hơi “rầu” nhưng giai điệu rõ ràng, mạch lạc, hơi sôi động. Bài hát dựa vào thanh điệu thơ lục bát, tính chất hát nói, kể chuyện.

Thập Ân: làn điệu đặc trưng của Hát Xẩm , tinh chất buồn rầu, gợi cảm thương (gần điệu Chèo Thập Ân) Bài này thường được hát với nội dung kể nổi khổ cực của cha mẹ nuôi con từ khi mang thai đến lúc khôn lớn…

Chênh Bong: được ưa dùng, tính chất vui vẻ, phấn khích. Xẩm  Xoan (là điệu hát trong Chèo) có những nét cơ bản giống điệu này. Điệu hát thường được thực hiện ở những hội làng mùa xuân, mùa thu.

Riềm Huê: thường được lồng vào những nội dung giao duyên, tính chất nhỏ thương, da diết

Ba Bạc: duyên dẳng, đong đưa, thường lồng vào nội dung giao duyên. Sau này thâm nhập vào hát Ca Trù, nhưng không có xuyên tâm, lưu không – Phần Huế: tính chất thương cảm, trữ tình, mượn ý thể hiện tình cảm đến người yêu. Điệu hát hay được thực hiện ở những hội làng mùa Xuân, mùa Thu (giống Chênh Bong).

Hồ Bốn Mùa: dạng hát nói thô sơ, mang tính kế lễ, chuyên sử dụng trong những nội dung kể công việc làm ăn của nhà nông. Tinh chất vui tươi, khỏe mạnh, ca ngợi lao động.

Hát Ai: tính chất than thở pha chút hài hước (gần điệu Hề Mỗi trong Chèo). Vận dụng trong những nội dung thương cảm, buồn rầu với lời hát dài…

Xẩm Tàu điện: là điệu Xẩm ra đời tại Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX. Giai điệu đẹp, lời ca tinh tế, thường được khai thác từ những tứ thơ của các nhà thơ nổi tiếng như: Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính, Tản Đà…

Ngoài ra, đôi khi hát Xẩm còn sử dụng những điệu hát Vi, Trống Quân, Sa Mạc, Bồng Mạc, Phủ Thủy (Hát Sai) hay những điệu Hành Vân, Lưu Thủy, Phủ Lục… tùy lúc, tùy đối tượng nghe,

Trong Hát Xẩm, một làn điệu có thể được hát với nhiều lời khác nhau, mỗi bản lời có thể tạo thành bài mới (do sự khác nhau của dấu giọng trong các lời hát) và các nghệ nhân Hát Xẩm lại gọi theo tên bài (thay vì theo làn điệu). Ví dụ: điệu Thập Ân – bài Ngãi mẹ sinh thành, điệu Thập Ân bài Theo Đảng trọn đời v.v…

Cùng trong một bài, do được hát với nhiều khổ thơ khác nhau nên có thể thấy cầu trúc phân đoạn gồm nhiều khổ (trổ). Mỗi trổ hát gồm có nhạc dạo, các câu hát được xen kẻ những mẫu nhạc ngắn vuốt đuôi (vĩ) hoặc có phần hát ngân đuôi bằng âm đưa hơi “i ii” hoặc “la la…” giữa các trổ hát là nhạc lưu không. Trích bài Xẩm Thập Ân (người hát: nghệ nhân Hà Thị Cầu, ký âm: Khương Văn Cường)

2.2. Thang âm

Hát Xẩm có âm điệu đặc biệt, lối luyến láy sắc cạnh và phức tạp: luyến nhiều nốt và ít nốt; từ quãng liền bậc và quãng xa; cách luyến lên hoặc xuống phức tạp… Lối hát của Xẩm là hát bằng giọng thật, âm thật, hơi “cường điệu” nhưng hát như nói, không rung giọng, hoa mỹ như các lối hát khác. Thang âm của các làn điệu Hát Xẩm phổ biến gồm:

3- DÀN NHẠC

Về nhạc khí, ban đầu nghệ nhân dùng cây đàn một dây (dàn sóng – còn gọi là đản Xám) sau là đàn Bầu. Nhiều nghệ nhân dùng có ke (chủ yếu là nữ). Những người đi theo dùng trống mảnh, sênh cặp kẻ… đôi khi hát để phụ họa theo. Tập Xẩm thường đôi ba người. Có Hội làng mời cả hai tốp Xâm, như vậy dàn nhạc vừa đủ: đàn bầu, cỏ ke, trắng mảnh, cặp sênh. Đôi khi có thêm sáo. Vào dịp giỗ Tổ hát Xẩm đôi khi có thêm trống cái, trống ban, trống cơm, đàn nguyệt, đàn tam dàn tranh…

Các tổ chức nhóm Xẩm đi hát:

Nhóm Xẩm 1 người: hiếm khi gặp trước đây nhưng gần đây lại rất phổ biến. Nghệ nhân hát Xẩm vừa ca vừa đệm bằng đàn bầu hoặc đàn nhị..

Nhóm Xẩm 2 người: người thứ hai sẽ gõ trống mảnh kèm thêm sênh sửa

Tiếng sênh sửa và trống mảnh có chức năng giữ nhịp và làm điệu hát thêm rộn

rằng, thu hút.

Nhóm Xẩm 3: Người thứ ba sẽ là người bổ sung thêm một giọng ca và nhạc khí cho nhóm, thưởng là đàn bầu (nếu đã có nhị) hoặc đàn hồ (giống đàn nhị nhưng âm sắc sắc trầm buồn hơn).

Nhóm Xẩm 4 người trở lên: Mỗi người sẽ chơi một nhạc khí, có thể thêm

trống cơm. Trong các ngày giỗ tổ nghề, có phần biểu diễn, dù đông người nhưng

ít khi cùng biểu diễn một lúc. Đây là dịp các nghệ nhân thể hiện những làn điệu,

ngón đàn, tay trống phách của mình…

Hát Xẩm ngày nay ít được xem là nghề độ nhất và không tồn tại như xưa. Nhưng về nghệ thuật, Hát Xẩm lưu giữ những đặc điểm âm nhạc cổ truyền của người dân, nghệ nhân Hát Xẩm mang tính chuyên nghiệp vì hành nghề mưu sinh môn luôn trau giỏi nghề, khi hát diễn luôn ngẫu hứng, ứng tàu nền nghề hát phát viện… Hát Xẩm cũng để lại rất nhiều vốn nghệ thuật âm nhạc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974836029
chat-active-icon