Chương 5: Âm Nhạc Sân Khấu Truyền Thống Việt Nam – Bài 3: Âm Nhạc Sân Khấu Cải Lương

Chương 5 – Âm nhạc sân khấu truyền thống Việt Nam

Bài 3 ÂM NHẠC SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG

“Cải lương” với nghĩa gốc là sự “sửa đổi những cái không thích hợp” nhưng “không động đến nền tảng”. Nhưng, Cải Lương là tên gọi một loại hình sân khấu xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ XX (khoảng năm 1916 – 1918) ở Nam Bộ, tử phong trào cải biến hình thức sân khấu truyền thống để cho ra đời hình thức sân khẩu mới. Cải Lương là nghệ thuật sân khấu được xây dựng trên nền tảng kế thừa sân khấu kịch hát truyền thống – Tuổng (hát Bội) và nghệ thuật đờn ca Tài tử Nam Bộ. Cải Lương tuy được sinh sau, có lịch sử phát triển rất trẻ (chưa đến 100 năm tuổi) so với những nghệ thuật sân khấu truyền thống khác nhưng đã góp phần bảo tổn và phát triển nền âm nhạc cổ truyền cũng như có những ảnh hưởng đáng kể trong nền âm nhạc truyền thống của dân tộc.

1- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG

1.1. Sự hình thành Sân Khấu Cải Lương

Cải Lương là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh xã hội Việt Nam, của Nam Bộ. Cải Lương được hình thành vào khoảng những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX:

– Nam Bộ vốn có phong trào Đờn ca Tài tử, là kết quả của phong trào “Đờn cây”. Trước đó, trong các cuộc tế lễ, ma chay, người ta thường mời ban nhạc diễn tấu. Những đêm khuya, những khi không có nghi thức cúng bái, không cần phần âm nhạc, ban nhạc chỉ dùng những nhạc khí dây (còn gọi là đàn cây) của phe Văn trong ban nhạc lễ (không sử dụng trống, kèn và các nhạc khi gõ khác) để chơi những bài bàn của nhạc lễ. Sau đó người ta còn viết thêm lời ca những bài bản này…

– Các ban nhạc Tài tử được hình thành từ phong trào đòn cây và họ có nhiều sinh hoạt thường xuyên, trao đổi, trau giồi nghệ thuật, sáng tác những bài bản mới. Khoảng những năm thập niên đầu của thế kỷ XX, trong những buổi hòa đờn ca, người ta thêm động tác để diễn tả nội dung lời ca, hình thức “Ca ra bộ” ra đời (vừa ca, vừa ra “bộ tịch” để diễn tả). Bài bản đầu tiên đánh dấu cho loại hình này là bài Tử Đại Oán, lời “Bùi Kiệm đi thi” mà, người ta vẫn cho rằng người khởi xướng là ông Phó Định (Tổng Hữu Định) ở Vĩnh Long. Ông tập hợp nhóm Tài Tử để trình bày bản Oán dưới hình thức có diễn tả bộ điệu đơn giản, đối đáp phù hợp với lời ca. Ca ra bộ là hình thức quá độ của nghệ thuật sân khấu Cải Lương với nhiều nhóm Tài tử trình diễn các bài ca có kèm điệu bộ. Nhóm ông Nguyễn Tống Triều, Cô Ba Đắc… là những nghệ sĩ Tài tử được yếu thích trong phong trào Ca Ra Bộ thời bấy giờ.

– Theo nhiều tài liệu, năm 1916, Ông Lê Văn Thận (còn gọi là André Thận), người Sa Đéc, đã có sáng kiến lập một “gánh hát” vừa trình diễn xiếc và ca nhạc với sự tham gia của những học giả am hiểu văn chương biên soạn tuồng tích như Trường Duy Toàn, Đảo Châu và các diễn viên: Thông, Cang, Năm Thoản, Hai Cúc… Gánh này chính thức dùng danh xưng “Ca Ra Bộ” để quảng cáo biểu diễn với vợ đầu tiên lấy tên Kim Vân Kiều. Những bài bản được dùng trong vở là nhạc mục Tài tử.

– Trong tỉnh hình thực dân Pháp còn chiếm nước ta, nhiều hình thức nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu phương Tây được đưa vào Việt Nam. Nhiều khuynh hướng cải cách nghệ thuật sân khấu nước nhà được hình thành: khuynh hướng kịch nói theo phong cách phương Tây (do Lê Quang Liêm cổ xúy, kết hợp với Đặng Thúc Liêng, thể nghiệm bằng vở “Hoàng Tử Cảnh du Tây”, viết theo lối văn biển ngẫu, không có ca, khi diễn không có nhạc, diễn viên nói như nói lối, không làm điệu bộ v.v..)

– Khuynh hướng ca ra bộ, do thầy André Thận thể nghiệm, rất được hoan nghênh, ủng hộ. Năm 1918, Ông Châu Văn Tú (tức Năm Tú) xây rạp, lập gánh hát. Sau đó, nhiều gánh hát lớn nhỏ được thành lập (Đồng Bảo Nam, Nam Đồng Ban, Văn Hi Ban, Tập Ích Ban, Tái Đồng Ban…) với lối hát diễn đơn giản, ít vai, còn gọi là “hát kim thời”, đưa gánh hát lưu diễn khắp Nam kỳ, sang tận Phnông Pênh… Những bài hát được sử dụng là nhạc mục của nhạc Tài tử, trong đó, bài Tứ Đại Oán rất được chú trọng.

Với những chủ trương mà gánh Hi Đồng Ban ghi bằng hai câu thơ treo trước rạp:

“Cải cách hát ca theo tiến bộ

Lương truyền tuồng tích sách văn minh”.

Và, sự ra đời của gánh Tân Thịnh với tổ chức tương đối hoàn thiện: thầy tuồng soạn vở, diễn viên nhiều, có phân vai và ca diễn theo vai tuồng, âm nhạc thêm nhiều bài mới, kể cả sử dụng bài Madelon để hát chào khán giả v.v… Cải Lương đã gần như chính thức được ra đời. Đến năm 1922-1923, sân khấu Cải Lương trở thành một loại hình ca kịch dân tộc mới, được yêu thích và nhanh chóng lan tòa khắp cả nước. Cải Lương cũng là khuynh hướng và một gợi ý để trở thành một phong trào canh tân nghệ thuật sân khấu nước nhà.

1.2. Sơ nét lịch sử Cải Lương

Nghệ thuật sân khấu Cải Lương là một hình thức sân khấu mới, khác hẳn những hình thức sân khấu dân tộc trước đó. Tuy nhiên, những cuộc trình diễn thời kỳ đầu của Cải Lương vẫn có những đặc điểm của sân khấu truyền thống:

– Mở đầu có một bài hát giáo đầu trình làng, tóm tắt câu chuyện sẽ trình diễn, bình luận ý nghĩa và rút ra bài học luân lý – đạo đức.

– Các soạn giả đầu tiên của sân khấu Cải Lương vốn là soạn giả sân khấu Hát Bội.

– Các vở Cải Lương đầu tiên khai thác cốt truyện Nôm như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, hoặc những cảnh truyện mang nội dung, tính cách của xã hội Việt Nam đương thời. Thời kỳ từ năm 1923 – 1945 có nhiều ban, gánh hát Cải Lương lớn ra đời: Tân Thịnh, Tân Hi Ban, Phước Cương, Huỳnh Kỳ, Nhạn Trắng, Mộng Vân… Đây là thời kỳ Cải Lương phát triển mạnh, các ban lưu diễn khắp Trung, Bắc Bộ và rất được ủng hộ. Kịch bản chủ yếu là những vở tích truyện Tàu: Phụng Nghi Đình, Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê. Xử án Bàng Quý Phi, Trầm Trịnh Ân.…

Diễn xuất đơn giản, bài bản sử dụng chủ yếu vẫn là nhạc mục Tài tử. Đã có một số sáng tác mới hoặc sử dụng thêm những bài bản nhạc Huế, trong đó có việc sáng tác và sử dụng bài “Vọng Cổ Hoài Lang” (tức bài “Dạ Cổ Hoài Lang” nhịp tư) và bài “Xuân Nữ”. Đặc biệt, với nội dung tích truyện Tàu, Cải Lương bắt đầu chịu những ảnh hưởng của các đoàn hát Quảng, hát Tiều (gáng Thùng xanh, Thùng đen…) qua các bài bản Trung Hoa (Khổng Minh Tọa Lầu, Tô Vũ Mục Dương, Cao San, Tam Pháp Nhập Môn, Khốc Hoàng Thiên, Mẫu Tầm Tử, Bãi Tạ, Ngũ Điểm, Xai Phi, Mần Păng, Chúng Păng…) được sử dụng theo lối “Việt hóa”. thiết lập một giọng điệu mới trong nhạc truyền thống Nam Bộ: “điệu Quảng”.

Bên cạnh sự đa dạng của kịch bản, cách dân dụng, đội ngũ diễn viên… sân khấu Cải Lương càng phát triển mạnh mẽ trong hệ thống âm nhạc. Người ta thấy xuất hiện tân nhạc trong sân khấu Cải Lương mà người khởi xướng có lẽ là nghệ sĩ – nhạc sĩ Huỳnh Thủ Trung (Tư Chơi). Khoảng năm 1933-1934, Ông soạn lời cho các ca khúc Tây như: Marinella trong vở Phù Phảng, Pouet Pouet trong vở Tiếng nói trái tim, Tango Mystérieux trong vở Đóa hoa rừng, La Madelon trong vở Giọt lệ chung tỉnh… Ngoài ra, sân khấu Cải Lương cũng bắt đầu sử dụng một số đoạn nhạc hòa tấu ngắn của dàn nhạc Tây để mở màn, nhạc cảnh, nhạc tình huống… Một số bài hòa tấu có đàn bầu hay đản tranh hòa cùng ban nhạc Tây và mang “âm điệu ta”, một số ca khúc ngắn được sáng tác để đưa vào các vở Cải Lương. Một số ca khúc nổi tiếng thời đó cũng được nhanh chóng xuất hiện trong vở như Buồn Tần Thu của Văn Cao trong vở Mã Lê công chúa, Hòn Vọng Phu của Lê Thương trong vở Đêm Đông…

Cùng với những kịch bản có tích truyện Tàu, gánh Trần Đắc đi tiên phong cho loại tuồng Tây (vở Ngọn cờ hiệp nữ, Lửa đỏ lòng son…) và một vài gánh hát mở đầu cho loạt tuồng kiếm hiệp, tuồng “Tiên, Phật”. Khoảng năm 1937, gảnh Cài Lương Mộng Vân giới thiệu loại tuồng kiếm hiệp Trung Hoa hoặc Tây Phương, phỏng theo truyện kiếm hiệp. Một số bài bản được biên soạn để phục vụ cho loại tuồng này (Giang Tô, Thủ Phong Nguyệt, Sơn Đông Hưởng Mã, Tân Xái Phi, Tấn Phong, Vạn Thọ…). Đây cũng là giai đoạn sáng tạo những bài bản có hai hơi điệu (Ví dụ: Bắc – Oán), một đoạn nhạc điệu Bắc, đoạn nhạc khác điệu Oán hoặc Nam Ai… Lối hát bỏ nói Lối trước khi vào Vọng Cổ, sử dụng một điệu hát khác thay cho đoạn nói Lỗi đầu hoặc kết hợp vào giữa bài Vọng Cổ cũng bắt đầu được ưa chuộng

Trong thời kỳ này tuồng xã hội xuất hiện, một số phóng tác theo tiểu thuyết hoặc kịch Châu Âu (Giá trị danh dự, Giấc mộng cô đảo, Tơ vương đến thác…), một số được biên soạn theo tiểu thuyết của nhóm Tự lực Văn Đoàn (Đoạn tuyệt, Lan và Điệp, Hồn bướm mơ tiên, Men rượu hương tỉnh…), số khác là những tác phẩm của những soạn giả yêu nước thể hiện tình hình xã hội đương thời và kêu gọi tham gia cách mạng, kháng chiến (Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu – Trần Hữu Trang, Vì nghĩa liều mình – Nguyễn Thành Châu…).

Ghi dấu một giai đoạn phát triển của sân khấu Cải Lương gắn liền với sự phát triển của bản “Dạ Cổ Hoài Lang” thành bản Vọng Cổ. Từ một bài bản do ông Cao Văn Lầu sáng tác lời hát dựa trên điệu Hành Vân nhịp đôi, thuộc điệu Bắc – 20 câu rất phổ biến, khoảng năm 1927 về sau, bản nhạc được biến chuyển thành “Vọng Cổ Hoài Lang” (nhịp tư – điệu Oản, 1927-1935), rồi “Vọng Cổ” (nhịp tám – điệu Oán, 1935-1945), Vọng Cổ nhịp 16 (1946-1954), Vọng Cổ nhịp 32 (1955-1964) Vọng Cổ nhịp 64 (1965…). Từ nay, bài bản này gắn liền với sân khấu Cải Lương, với mọi nội dung, sắc thái tình cảm, tỉnh huống sân khấu trong vở diễn. Đây là bài hát có khả năng sử dụng cho nhiều tình huống, trạng thái tình cảm nhân vật khác nhau trong vở diễn và có thể áp dụng dễ dàng, rộng rãi.

Thời kỳ từ năm 1945-1954

Kháng chiến chống Pháp lan nhanh, một số nơi trong vùng Kháng chiến không có Cải Lương. Thời kỳ này kịch nói được xây dựng, một số đoàn kịch sớm được thành lập, sân khấu Cải Lương gần với kịch nói được hình thành: gánh hát Con Tằm, gánh hát Việt kịch của nghệ sĩ Năm Châu…

Các gánh hát chuyên tuồng võ hiệp Tây, Tàu… quay về với đề tài lịch sử, dân tộc qua các vở Đề Thám, Võ Tánh, Hội nghị Diên Hồng, Đêm Lam Sơn, Trung Trắc – Trưng Nhị, Hận Nam Quan… Một số gánh khác đưa ra loại tuồng chiến tranh, trên sân khấu xuất hiện xe tăng, súng đại bác… (trong những vở tuồng Đoàn Chim Sắt, Hoa Nhật Chiến tranh…). Nhưng dù thay đổi nội dung hay hình thức, bản Vọng Cổ vẫn là bài bán chủ yêu trong nhạc mục của Cải Lương. Nghệ sĩ được mến chuộng vẫn luôn là người hát Vọng Cổ hay nhất.

Thời kỳ từ năm 1954 -1975

Do sự du nhập của điện ảnh, Cải Lương nhanh chóng tiếp thụ và chịu ảnh thuật mới này. Phong trào biên soạn Cải Lương từ kịch bản hưởng loại hình nghệ phim nhanh chóng phát triển: phim “Samson et Dalida”, “Rashomon” được Cải Lương hóa; phim Nhật, Ấn Độ, Mông Cổ, Ai cập… được Cải Lương hóa và trình diễn trên sân khấu (gọi là tuồng “Hương xa”). Cùng với loại tuồng này, thể loại tuồng Cải Lương xã hội cũng chiếm nhiều cảm tình của khán giả đo kịch bản gần gũi với đời sống, nêu lên những vấn đề đạo đức, xã hội, tính chất dân giã, thị dân, khơi gợi những tình cảm riêng tư kiểu tiểu tư sản… rất được ưa chuộng vì chạm vào đời sống thật của người dân (Lỡ bước sang ngang, Nửa đời hương phẩn, Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển…).

Đây cũng là thời kỳ có nhiều ban “ca vũ nhạc kịch – Cải Lương” ra đời và thành công cả về nghệ thuật lẫn tài chính (Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương. Hương Mùa Thu, Bạch Lan, Thành Được, Kim Chung, Kim Chưởng, Thống Nhất, Thanh Hương, Tuấn Kiệt, Trăng Mùa Thu, Sao Ngàn Phương v.v…).

Năm 1956 trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn ra đời và vài năm sau đó (năm 1960) phát triển thêm ngành Kịch nghệ, đổi tên thành trưởng Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Việc đưa các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống vào đào tạo trong nhà trường chuyên nghiệp đã tạo điều kiện cho nghệ thuật sản khấu Cải Lương được nghiên cứu, giảng dạy nghiêm túc và phát triển.

Do sáng kiến của ông Trần Tấn Quốc, một nhà báo (ký giả), giải Thanh Tâm được thành lập vào năm 1958. Giải bình chọn những nghệ sĩ trẻ tuổi có triển vọng, giỏi về diễn xuất, sắc đẹp, đức hạnh và được cảm tình của khán giả vào mỗi năm, tặng thưởng Huy chương, bằng danh dự… Giải Thanh Tâm đã góp phần kích thích nghệ thuật sân khấu Cải Lương phát triển và tạo một tiền đề tốt cho nghệ thuật sân khẩu nói chung.

Cùng với hoạt động sôi nổi của sân khấu Cải Lương ở Nam Bộ, phát triển với nhiều loại hình, nhiều thể loại khác nhau… Đoàn Cải Lương Nam Bộ được thành lập ở Miền Bắc. Đoàn tập hợp những nghệ sĩ Cải Lương tập kết ra Bắc, ngoài hoạt động sân khấu, dàn dựng ca, diễn những tuông mới về lịch sử dân tộc, ca ngợi công cuộc chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân ta, Đoàn Cải Lương Nam Bộ, những nghệ sĩ Cải Lương cũng góp phần bước đầu có những sưu tập, nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Nam Bộ.

Thời kỳ từ sau 1975 đến nay

Sau khi nước nhà thống nhất, các đoàn Cải Lương được quốc hữu hóa, để tải kịch bản tập trung những nội dung dân tộc, lịch sử, cuộc kháng chống Mỹ và công cuộc xây dựng đất nước. Trong một khoảng thời gian dài, các đoàn Cải Lương hoạt động theo chỉ tiêu – kế hoạch trong cơ chế bao cấp nên không có sự phát triển – thay đổi nào đáng kể.

Sau năm 1985, những đổi mới của đất nước, hội nhập kinh tế và những thay đổi trong sinh hoạt đời sống của nhân dân hiện nay đã tác động nhanh chóng vào sân khấu Cải Lương nói riêng và những nghệ thuật sân khấu cổ truyền nói chung Sân khấu xã hội hóa ra đời, cách thức làm phim vidéo với công nghệ thu hinh kiểu cá nhân, dễ làm, đơn giản… đã nhanh chóng tạo một thị trường phim Cải Lương với cách làm “ăn xổi ở thì” và nhanh chóng thui chột nghệ thuật Cải Lương. Tử khâu kịch bản, tập tuổng, diễn… đến phục trang, hóa trang, sân khấu, cảnh trí… đều làm đại khái, thiếu đầu tư, xem thưởng nghệ thuật.

Tuy nhiên, dưới chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhà hát Cải Lương Trung Ương, nhà hát Trần Hữu Trang, các đoàn hát tại một số tỉnh – thành phố vẫn là những nơi truyền bá nghệ thuật, giảng dạy nghề hát, xây dựng đội ngũ, làm nồng cốt cho nghệ thuật Cải Lương tồn tại và phát triển. Mặt khác, giải Trần Hữu Trang, những cuộc liên hoan sân khấu toàn quốc và gần đây là việc đầu tư xây dựng 2 vở Cải Lương hoành tráng có kết hợp với âm nhạc giao hưởng (Kim Vân Kiểu, Chiếc áo Thiên nga) đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn, mở một hướng mới cho sân khấu Cải Lương và kích thích hoạt động sân khấu truyền thống nói chung.

2- ĐẶC ĐIỂM CỦA SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG

2.1. Đề tài kịch bản

Đề tài kịch bản Cải Lương rất đa dạng: Lịch sử Việt Nam, truyện dân gian, truyện Nôm; truyện nước ngoài, soạn theo kịch cổ điển, cận đại, hiện đại… của Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan, Khmer… hoặc nội dung lấy từ sách báo, kịch, phim ảnh… Một số kịch bản được lấy từ những pho truyện dã sử, truyện tiểu thuyết, truyện kiếm hiệp, điện ảnh Trung Hoa; xã hội Việt Nam, kịch nói chuyển thể…

Với những nội dung, đề tài khác nhau, đã hình thành nên những “dòng” Cải Lương:

– Cải Lương tuồng xã hội – gần kịch nói.

– Cải Lương tuồng dã sử: thể hiện lịch sử dân tộc, phong cách trình diễn có lồng hinh thức đánh võ, kiếm thuật, bắn súng… gần như thật.

– Cải Lương tuồng Tàu, tuồng kiếm hiệp: trích trong các pho truyện, kịch bản có thể từ Hát Bội, từ các truyện kiếm hiệp của Trung Hoa, La Mã… hình thức thể hiện gần Hát Bội. Tập trung những kỹ xảo sân khấu: đu bay, biến hóa…

– Cải Lương tuồng Hương xa: chuyển thể phim, tiểu thuyết, truyện dịch… – Cải Lương Hồ Quảng – có phong cách trình diễn, âm nhạc, vũ đạo, trang phục… gần gũi với loại hình Hi kịch và Việt kịch Nam Trung hoa, giữ lại nhiều đặc điểm của hát Bội Nam Bộ.

2.2. Sân khấu – Phục Trang – hóa trang

Sân khấu Cải Lương học tập phong cách xây dựng phông mản, phân hồi của kịch nói. Mỗi màn đều cỏ tranh, cảnh, bày trí gần với hiện thực của nơi xảy ra kịch. Tinh chất càng gần với thực tế hơn đối với những loại luồng xã hội: cảnh phòng riêng, nhà riêng, chùa…

Phục trang và hóa trang tùy theo tích truyện. Nội dung nào thì phục trang và hóa trang theo, sao cho gần với truyện hoặc gần với thực tế cuộc sống nhất. Các đoàn hát Cải Lương Hồ Quảng còn mua lại phục trang của các đoàn hát Tiều, hát Quảng để có trang phục theo phong cách – nội dung tuồng Hổ Quảng! Tuy nhiên, vấn đề phục trang chưa được nghiên cứu nghiêm túc nên việc phục trang sai, nhầm giai đoạn lịch sử, sai về thời kỳ xã hội… rất thường xảy ra trên sân khấu Cải Lương.

2.3. Nghệ thuật diễn xuất

Nghệ thuật diễn xuất của Cải Lương là lối tả chân. Phong cách diễn tự nhiên, điệu bộ thể hiện tình cảm, vai trò, tâm thế của nhân vật sao cho sát với thực tế. Những tuồng Hồ Quảng, tuồng dã sử, tuồng kiếm hiệp đòi hỏi nghệ sĩ phải biết qua vũ đạo, vô đạo… để thể hiện vai diễn.

3- ÂM NHẠC CỦA SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG

3.1. Nhạc mục

Nhạc mục của Cải Lương sử dụng toàn bộ bài bản của Đờn ca Tài tử. Những bài bản này được trích đoạn, sử dụng tùy theo tình huống kịch bản nhưng phù hợp với tính chất âm, nhạc của mỗi làn điệu. Nhạc Cải Lương đệm theo lối nhạc tòng, lời được đặt theo tình huống kịch nhưng phải trùng khớp với giai điệu.

Có thể phân loại bài bản nhạc Cải Lương bao gồm:

– Những bài bản cổ – kế thừa nhạc mục Tài tử, bài bản sáng tác theo âm điệu cổ truyền.

– Các làn điệu dân ca như Ru, Hồ, các điệu Lý…

– Những sáng tác cho hòa tẩu làm nhạc mở màn, nhạc tình huống; những ca khúc tân nhạc, những ca khúc, bài bản do các soạn giả Cải Lương sáng tác theo nội dung vở tuồng

– Những ca khúc của người Quảng Đông, Triều Châu… (Trung Hoa) được cải

biên để đưa vào kịch mục.

– Các bài hát, ca khúc lời ta theo điệu Tây (ở thời kỷ đầu) và các ca khúc (tân nhạc) được các soạn giả Cải Lương đưa vào kịch mục…

Bao gồm:

3.1.1. Các bài bản cổ

Điệu Bắc: gồm nói Lối Bắc và ca Bắc

Nói lối theo điệu Bắc: không có nhạc đệm, đờn đưa hơi, song nói rõ giọng, đưa hơi như ngâm…

Ca điệu Bắc: vui, dùng để tả cảnh vật, thiên nhiên, đối thoại… được chia ra theo hệ thống bài bản Tài tử: – Những bản bắc lớn: 6 bài bắc (Lưu Thủy Trường, Phú Lục Chấn, Bình Bản

Chẩn, Xuân Tình Chấn, Tây Thi vắn, Cổ Bản Văn); 7 bài nhạc Lễ (Xàng Xê, Ngũ

Đối Thượng, Ngũ đối Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu Khúc)

– Những bản vắn: Lưu Thủy Đoản, Hành Vân, Bình bán vắn, Kim Tiền, Bản…

– Những bài bản tiếp thu từ nhạc Quảng (gọi chung những bài từ nhạc Quảng Đông, Triều Châu… Trung Hoa): Ngũ điểm, Bài Tạ, Xang xử líu, Cao sơn Lưu Thủy, Mẫn Păng, Xái Phi…

– Những bài mới sáng tác theo phong cách cổ truyền: Duyên Kỳ Ngộ (khác

với bản cùng tên trong nhạc Tài tử, gọi là Duyên Kỳ Ngộ Cải Lương), Lý con sáo

(Cải Lương), Phụng Hoàng (Cải Lương) v.v…

Điệu Nam: nói lối Nam (còn gọi tắt theo điệu như: nói lối Xuân, nói lối Ai…) và hát Nam với hệ thống hơi giọng khá phân biệt:

– Hơi Xuân: Nam Xuân – Hơi Ai: Nam Ai

– Nam Đảo

– Oán: gồm các bản Tứ Đại Oản, Phụng cầu Hoàng, Phụng Hoàng Cầu, Giang Nam Cứu Khúc, Văn Thiên Tường… Tám bài Ngự và “Mười bản tàu”: Đường Thái Tôn, Chiêu Quân, Vọng Phu, Ái

Tử Kê, Bát Man Tấn Cống, Duyên Kỳ Ngộ, Tương Tư ngụ, Quả Phụ Him Oan

Phẩm Tuyết, Nguyên Tiêu, Hồ Quảng, Tây Mai, Liên Huỳn, Bình Bán, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hồ, Tẩu Mã.

Vọng Cổ: như đã nêu, Vọng Cổ trở thành bài bản không thể thiếu trong tất cả các vở Cải Lương hiện nay (“phi Vọng Cổ bất thành Cải Lương”. Với sự phát triển của làn điệu này ở nhịp 32, Vọng Cổ chỉ còn 6 câu. Tuy nhiên, hiện nay, bản Vọng Cổ bị lạm dụng trong rất nhiều tình huống kịch khác nhau, trạng thái tâm lý nhân vật khác nhau. Tuồng Cải Lương chi hầu như được soạn trên bản Vọng Cổ và vài điệu “Lý”.

3.1.2. Những điệu hát dân gian như: Hò, Ru, Lý…

3.1.3. Ngoài ra là các bài bản được sáng tác (kể cả phần nhạc nền, nhạc chuyển cảnh, nhạc múa…) 3.1.4. Một số bài bản được thu thập thêm từ các thể loại nhạc dân gian, ca khúc mới, nhạc nước ngoài… tùy theo kịch bản. Tóm lại, với những nội dung, thể tài khác nhau, các và khác nhau, Các soạn giả Cải Lương có những phương cách sử dụng bài bản khác nhau. Đó cũng chính là điểm thể hiện trình độ, phong cách của soạn giả Cải Lương

3.2. Dàn nhạc

Dàn nhạc Cải Lương là sự kế thừa dân nhạc Tài tử, thông thường gồm: đòn có (nhị), gảo, đờn kim, tranh, độc huyền (bầu). Từ những năm 1925… Đàn guitare với những cải tiến đáng kể, đàn Violon… được đưa vào dàn nhạc Cải Lương.

Một điểm lưu ý là vào giai đoạn đầu, một số đoàn Cải Lương có tổ chức dàn nhạc đàn ca (dàn đờn Tài tử hoặc nhạc khi Tây đàn điệu Tây…) trước khi mở màn vở Cải Lương. Đến giai đoạn sau, cùng với sự phát triển của các thể loại bài bản được sử dụng trong Cài Lương và những yêu cầu của kịch bản, có ít nhất 2 loại dàn nhạc dành cho sân khấu Cải Lương: dân cổ nhạc và dân “tân” nhạc. Dàn tân nhạc sử dụng các nhạc khi điện tử như guitare điện, orgue điện tử, dàn trống… Đôi khi còn sử dụng đàn mandoline, kèn saxophone…

Do sự tiếp thu, pha trộn với loại hình Hi kịch Trung quốc như Kịch Hồ Quảng, Việt Kịch, Triều kịch… Cải Lương hình thành thể loại Cải Lương Hồ Quảng (sau này được gọi là Cải Lương tuồng cổ). Với thể loại sân khấu Cải Lương này, dàn nhạc đã xuất hiện thêm nhiều nhạc khi Trung Hoa: thanh la, não bạt, cái “củn”, kèn bóp, kên thau…

Hiện nay, đàn orgue điện tử cũng trở nên đắc dụng cho dân đơn Cải Lương do tính năng đa tiện ích của nó. Một vài đoàn Cải Lương đã giãn lược bớt, chỉ sử dụng chủ yếu đàn orgue điện tử, guitare phim lõm và vài nhạc khí dân tộc như đàn cỏ, tranh. Tóm lại, cho đến nay, dàn nhạc Cải Lương luôn là dàn nhạc có biên chế khá linh động, sẽ có những nhạc cụ gõ, kèn, trống… tùy theo kịch bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974836029
chat-active-icon