Bài 1: ÂM NHẠC THÍNH PHÒNG MIỀN BẮC – CA TRÙ

Ca Trù khởi nguồn từ lối hát Đào nương, lối hát lấy giọng nữ làm trọng. Lối đời sống người Việt từ rất lâu đời. Ca Trù còn được gọi là hát Ả Đào hay Hát Cô Đầu, là hình thức ca nhạc thính phòng phổ biến ở nhiều vùng miền Bắc trước Cách mạng tháng Tám. Ca Trù có lối ca diễn trong những dịp cúng bái (gọi là hát Cửa đình – Hát Thờ), dành cho giải trí (hát khao trong các tư gia, hát Nhà trò, hát Nhà tơ – Hát Chơi), hát thi (thi giữa các giáo phường để chọn người hát giỏi hoặc thi ra nghề của đảo nương) và trong những dịp đặc biệt như hát Chúc Hỗ mừng thọ vua, hát trong nghi lễ đón tiếp sử giả nước ngoài (hát Cửa quyền)…

Ca Trù gắn liền với cây đàn đáy (vô đề cầm) và đối phách kép.

1- NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:

Tên gọi Ca Trù là do ở cửa đình ngày xưa thưởng có lệ hát thẻ, thẻ gọi là “trù”, làm bằng những mảnh tre, có ghi chữ, đánh dấu, dùng để thưởng cho ca nhi thay cho tiền. Đoạn nào ca hay thì thưởng cho 1 thẻ. Đến sáng, đào kép được thưởng bao nhiêu thẻ thì cứ tính ra tiền mà lĩnh.

Cùng với lịch sử dân tộc, Ca trù được hình thành và phát triển. Tuy có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc, nhưng có thể thấy Ca trù được hình thành từ lối hát, múa dân gian dâng cúng đình làng trong những dịp lễ, tết, hội làng… Dần về sau, Ca Trù trở thành hình thức hát dâng cung đình và là hình thức giải trí trong dân gian.

Theo sách Đại Việt Sử ký toàn thư, đến thời Lý (1010 – 1224), Ca Trù xuất thân từ nền ca vũ nhạc của triều đình. Tiền thân của Ca Trù là ban nữ nhạc trong cung. Khi hát ở các đền thờ thì gọi là Hát Cửa Đình (Khúc Đinh Môn), khi hát ở nhà quan thì gọi là Hát Nhạc Ty hoặc Hát Cửa Quyền.

Thế kỷ XV là thời kỳ được nhận thấy có nhiều tư liệu gọi thể hát này là “Ca trù”, là nghệ thuật ca – múa – nhạc hoàn chỉnh và gắn liền với cây đàn Đáy. Trong khoảng thời gian này (thế kỷ XV – XVI) Ca Trù gắn với đình làng và những sinh hoạt văn hóa dân gian ở miền Bắc. Cùng với tên gọi Ca trù còn có tên gọi Hát Ả Đào, gắn liền với truyền thuyết về cô gái họ Đào làm nghề hát xướng lập mưu giết được nhiều binh sĩ nhà Minh nên lối hát đỏ được gọi là Hát Ả Đào. Theo sách “Công Dư Tiệp Ký”, cuối đời nhà Hồ (1400 – 1407) có người con gái Cao Nhị, họ Đào, quê ở làng Đào Đặng huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, là người đàn hay, hát giỏi. Đào Thị được lòng tin cẩn của quan quân giặc Minh, giao cho việc thắt bao cho quân Minh chui vào ngu tránh muỗi đốt mỗi tối. Đào Thị lập mưu đàn hát và phục rượu cho quân Minh số rồi thất bao thật chặt, sau đó cùng dân làng khiêng bỏ xuống sông, giết được quân giặc, cứu cho khắp vùng được yên ổn. Khi nàng chết, dân làng nhớ ơn lật đền thờ và gọi thôn nàng ở là thôn Ả Đào.

Tên gọi là “Hát Cô Đậu” cũng do những ả đào danh ca dạy con em thành nghề, mỗi khi đi hát dính, hát đám, để tử phải trích ra một món tiền để cúng dưỡng thấy gọi là “tiền Đầu”

Theo “Sự tích Tổ Cô Đầu”. Đời nhà Lê, có người tên Đinh Lễ, tử là Nguyên Sinh ở làng Có Đam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, con nhà gia thế, tính tình phóng khoảng thích dân ca. Một hôm Sinh ôm đàn vào rừng gặp tiên (Lý Thiết Quái và La Đông Tân – tức Là Đại Tiên, 2 người trong Bát Tiên) ban cho gỗ quý, dạy cho cách làm đàn dạy và tiếng đàn có thể chữa lành bệnh cho người, làm người huân hóa vui, trừ được ma quỷ… Đinh Lễ chữa bệnh cho con gái vi quan châu là Bạch Đinh Sa (Thưởng Châu, Thanh Hóa), tên Bạch Hoa. Nghe tiếng đàn nàng bằng hết bệnh câm mà còn cầm đũa gõ theo nhịp và cất tiếng hát. Đinh Lễ kết huyền cùng Bạch Hoa rồi cùng nhau đặt ra nhiều khúc hát mới, dạy đệ tử, đời sau tôn làm Tổ Cô Đầu.

Thế kỷ XVII và XVIII, tổ chức giáo phường đã tương đối hoàn chỉnh, dưới sự quản lý của Ty giáo phường. Ty giáo phường là tổ chức hoạt động ca xướng tương dương cấp huyện, đứng đầu là ông Trùm. Giáo phường các xã đều thuộc Ty, mỗi xã có nhiều giáo phường, được phép biểu diễn tại đình lảng hoặc đinh của làng bạn theo lời mới. Giáo phương là hình thức tổ chức các “nhóm hát” theo “Họ”. Dưới thời này, vua Lê – chúa Trịnh rất chuộng Ca Trù nên nhiều cô đào được yêu vì, đời vào cung; các chúa đã bày ra điệu “Hát nói” và lối hát “Thỏng”, điển hình như bài “Thông Thiên Thai”… Về hình thức trình diễn, hòa nhạc của Ca Trù giai đoạn này ngoài đàn đáy và phách còn có các nhạc khí khác như sảo, chũm chọe, trống cơm…

Thế kỷ XIX ghi dấu sự hoàn thiện và thịnh hành của thể cách “Hát nói”. Đây là thể hát hình thành từ một thể loại văn học chữ Nôm, có nhiều sáng tạo trong cấu trúc. Hát nói có cấu trúc phức tạp về mặt hình thức lẫn nội dung biểu đạt, là thể loại thường được hát chung với thể “Mưỡu”. Đây cũng là giai đoạn ghi dấu Ca trù ở ca quán với chiếc phách kép, trống để và đàn đáy.

Cuối thế kỷ XIX, khi Pháp đặt nền đô hộ ở Việt Nam, hát Ca Trù bắt đầu suy tần sau khi để cho yếu tố sắc dục thâm nhập vào. Đầu thế kỷ XX, các ca quán trở thành nơi hoạt động của giới văn nghệ sĩ. Nhưng đến khi ca quán có những sinh hoạt biến tướng của nó, Ca Trù bị tàn lụi… Sau năm 1945 đến cuối thế kỷ XX là khoảng thời gian Ca Trù không còn được tổ chức ở miền Bắc.

2- CÁC LỐI HÁT:

Ca trù được tổ chức và có thức năng văn hóa – xã hội thể hiện trong ba lối hát:

– Hát Thờ

– Hát Chơi

– Hát Thi

Về hình thức thể hiện, hai lối Hát Thờ và Hát Chơi có tổ chức phân biệt rõ rệt, Hát Thi chủ yếu được tổ chức để chọn người hát giỏi hoặc thi hát ra nghề cho đảo nương. Các tiết mục trong lối hát Cửa đình có thể được sử dụng hoặc không trong hai lối Hát Chơi và Hát Thi

2.1. Hát Thờ (Hát Cửa đình) là lỗi hát thờ thần, vào ngày thần đàn (bát thờ Thành hoàng trong các đỉnh làng, hát thờ thần trong các đền miếu), người ta mới cô Đầu về hát ở đình làng để dâng củng; hoặc hát thơ Tổ. Lỗi hát vì vậy được gọi là Hát Của Đinh

Hát Cửa Đình ngoài những khúc do đào hát còn có những khúc do kép hát và múa. Hát Của Đinh còn gọi là “Hát Giải” do Kịp hát câu Mưỡu rồi đến Hát Nói, còn Đảo khi hát câu Mưỡu rồi đến Hát Nói thì gọi là “Hà Liễu”. Vì là hát dâng cũng nên bài hát phải có ý tử, trang nghiêm, Hát phải đúng thể cách, thưởng hát những bải về sử, về kinh truyện và sự tích danh nhân.

Có 12 thể hát trong Hát Thờ – Cửa Đình Giáo Trắng: thể hát chỉ có trong Hát Thở, kép gióng trống, dạo đàn rồi đứng trước hương án hát thơ có nhân để “giáo trống”.

Giáo Hương thể hát chỉ có trong Hát thờ. Kép hát bốn câu thơ có nhan đề

+giáo hương ” xin lên dâng hương

Dâng Hương; thể hát chỉ có trong Hát Thờ. Đảo dâng hương lên ban thờ rồi ngầm và hát hai khổ thơ thất ngôn bát cú nhan đề “dâng hương”.

Thét nhạc: thể hát có trong cả ba lối Hát Thờ, Hát Chơi, Hát Thi. Theo sách Ca Trù Bị Khảo, “Đời nhà Lê khi cúng tế trời đất, quan Thái Thường cho nhạc công bày biện nhạc khí và cho tiếng ca của các ca sĩ hoả cùng với tiếng nhạc. Đó là khúc “Thiết nhạc”, sau đọc trại đi thành “Thét Nhạc”. Dâng hương xong, đảo kép chia nhau đứng hai bên hương án hát bài “Thét Nhạc”, bài hát cổ mở đầu cho các tiết mục hát của Hát Của Định.

Hát Giải: thể hát có trong lối Hát Thở và Hát Thi, là lỗi Hát Nỗi nhưng theo lỗi Hát Cửa Đình. Hát Giai có nhiều điệu, hát lên nhiều bài thơ khác nhau, nội dung ca ngợi đất nước, vịnh phong cảnh, hát truyện, hát sử, tôn vinh thần lĩnh..

Đọc phủ: là thể hát ngâm, có trong lối Hát Thờ, Hát Chơi và Hát Thi, hát

ngâm bài phú.

Ngâm thơ, Thổng, Dần: là thể hát ngâm, có trong lối Hát Thờ, Hát Chơi, hát ngâm với nhiều làn điệu, đầu tiên là hát ngâm bài thất ngôn bát cú bằng chữ Hán, tiếp theo là Thống gồm hai cặp lục bát chữ Nôm và cuối là đoạn Dồn gồm bốn đến năm cặp lục bát với tiếng đàn, phách nhanh dồn…

Gửi thư: thể hát có trong lối Hát Thờ, Hát Chơi và Hát Thi, là điệu hát trữ tình vào bậc nhất của Ca Trù, giọng hát bóng bẩy mượt mà, làn điệu thiết tha, nồng ấm.

Đại Thạch: tiết mục hát múa có trong lối Hát Thờ, Hát Chơi. Vào đời vua Lê Thần Công (1619-1662), đến ngày lễ vạn thọ vua truyền cho múa hát khúc Đại Thực. Các quan trong triều đều đem người nhà đến xem. Vì đông và để cho mọi người dễ nhìn thấy, vua truyền cho nữ nhạc đứng trên các tảng đá để múa hát. Từ đó, khúc Đại Thực gọi trại đi thành Đại Thạch. Trong Hát Của Đình thường được hát múa vào lúc gần sáng… Mở đầu, một cô đào ngâm sáu câu thơ lục bát với phách khoan, sau đó phách mau để chuyển sang đoạn mới, các đào nương vừa múa vừa hát, âm điệu dồn dập (dồn Đại thạch).

Bỏ Bộ: tiết mục hát múa chỉ có trong lỗi Hát Thờ Khúc hát mà vừa hát vừa ra bộ diệu cho phù hợp với bài hát, được thực hiện bởi sáu đến tám cô dào. Mộ đầu chậm rãi bằng 9 câu hát với động tác đi kèm, tiếp theo, phách nhịp nhàng với 2 sắp (đoạn) thơ, mỗi sắp từ 12 đến 14 câu. Các đảo nương vừa hát vừa làm động tác diễn tả lao động sản xuất như xe chỉ, vá may, quay tơ, dệt gấm, thêu hoa, hải chẻ, bắt ốc, hai rau, đi săn… cuối điệu múa, đào nương vừa hát vừa diễn thêm ba sắp trò vui có tên là Bợm gái say, Đào diện và Người đi săn nhằm tăng thêm tinh chất vui nhộn cho ngày hội.

Hải Múa Bài Bông: tiết mục hát múa chỉ có trong lối Hát Thờ, Hát Của Quyền nơi Cung đình. “Bài” hay “bảy”, là dàn ra từng hàng, “Bông” là hoa: Những hoa đẹp được dàn ra thành hàng để múa hát. Ngày xưa, múa Bài Bông thuộc Nhã nhạc trong cung đình, được tổ chức bởi 64 cô đầu xinh đẹp. Ở đình làng, mùa gồm 8 cô đầu, nếu long trọng hơn thì gồm 16 cô đầu, khi đại lễ lên đến 32 cô. Khi múa, các cô đảo đeo trên vai những chiếc đèn có cắm hoa xung quanh, trang phục cầu kỳ, và nhất thiết không được xoay lưng vào hương án (nghỉ lễ).

Tấu nhạc và mùa Tứ Linh: tiết mục chỉ có trong lối Hát Thủ. Khi có đại lễ tế thần thì lối hát Của Đình được cúng tế ngoài sân đinh, đào kép múa hát cứ mỗi tuan rượu lại múa. 4 kép múa Tứ Linh, chân quân “xà cạp”, minh đội lốt 4 con vật linh thiêng: hạc (thay cho rồng), phụng, kỳ lân và qui (rua). Trong khi kép mùa Tứ Linh, các cô đầu đứng, tiếp theo là múa theo điệu nhạc Lưu Thuỷ, Hành Vân

Sau Hát Giai, người ta thường sử dụng điệu Gửi Thư, Đọc Thư và Đọc Phủ trong lối Hát Chơi

Khi hát thờ ở đền Ca Công, tức đền thờ Tổ nghề, đào kép thường mở đầu bằng hai bài:

Non mai: thể ngâm mở đầu cho Hát Thờ ở đền Ca Công. Bài thơ ca ngợi xuân sắc của hoa mai và sự đâm chồi nảy lộc như nghề Ca Trù… Kép ngâm chậm rãi thành từng tiếng, hết hai câu lục bát thì đảo ngâm nhắc lại… cho đến hết bài thơ tám câu.

Hồng hạnh: hát tiếp sau Nen Mai, lời thơ ca ngợi đất nước, vua hiển tôi giỏi và cầu mong quốc thái dân an. Bài ca do đào mương hát: thoạt đầu ngâm thơ, sau vào phách để hát. Kiểu hát khá đặc biệt: giọng gần, rung rộng như bật lên tiếng nấc…

Tương truyền, hai khúc hát trên do các vị tổ sư giáo phường đặt ra chuyên dành cho việc thờ tổ nghề nên đào kép chỉ được hát ở đền thờ Tổ.

Trong Hát Thờ, ngoài những tiết mục được trình diễn bởi ba người (một đảo, một kép, một quan viên) còn có những tiết mục khác do nhiều người cùng đàn hát. Ở những tiết mục này, các đảo nướng vừa hát, vừa làm một số động tác nhẹ nhàng và đôi khi múa. Cuối phần lễ thường có nhiều tiết mục hát mùa đông người…

2.2. Hát chơi là lỗi hát dễ thương thức, nhưng cũng chia ra là lỗi hát Khuôn và hát Hàng Hoa. Hát Khuôn hay còn gọi là lỗi bát khuôn hơi diệu vợi, là lỗi hết theo khuôn mực, phải nỗn năm từng tiếng hát sao cho tròn vành, rõ chữ hại không ra ngoài tiếng đàn…. Đây là lối hát rủi công phu. Lỗi Hát Hàng Hoa ít công phủ, phong thái phóng túng, bay bướm, thường hút những bài tả tình, tả cảnh nguy phóng khoảng, phong lưu, tình tứ.

Hát chơi có 15 thể:

Bắc phản: điệu hát có trong lối Hát Thờ và Hát Thi, âm điệu hòa hoãn, thong thả, từ thấp lên cao, giọng Nam chuyển sang giọng Bắc, tiết tấu khoan tới mau rồi trở về khoan nhưng âm điệu bằng phẳng. Bắc phản còn gọi là Hát mở, là thể hát hát đầu tiên cho một chầu hát chơi, đôi khi mở đầu cho điệu Hát Nói. Bắc phản là diệu có nhiều bài với nhiều lời ca (lục bát) khác nhau.

Đôi khi, người ta dùng bài Thét nhạc thay cho Bắc phân.

Mưỡu: điệu hát cổ trong lối Hát Thờ và Hát Thi, có nghĩa là “mạo”, tức “gương mặt – tức là nhan đề bài hát. Mưỡu là tóm tắt nhan đề trong bài hát. Tỉnh chất âm nhạc khoan thai, chậm rãi, lên xuống giọng Nam giọng Bắc rõ ràng,

Người ta dùng Mướn để mở đầu cho điệu Hát Nội. Thường được thể hiện trên 2 hoặc 4 câu thơ lục bát (2 câu gọi là Mưỡu đơn, 4 câu gọi là Mưỡu kép) mở đầu cho điệu Hát Nói. Mưỡu hậu là 2 câu lục bát chen vào trước khi kết thúc điệu Hát Nói, nhưng ít dùng.

Mưỡu dựng là hát cả bài hát thơ lục bát dải, là tiết mục riêng lẻ, hoàn chỉnh (không để bắt đầu cho Hát Nói).

Hát nói: điệu hát có trong lối Hát Chơi và Hát Thi, là bài hát được viết bằng Chơ để nói lên ý tưởng của mình. Ngày xưa có đảo và kép cùng hát nói.

Kép hát nói: gọi là Hà Nam (nam xướng)

Đảo hát nói: gọi là Hát nói (nữ xướng).

Ngày nay, chỉ có cô đầu hát. Đây là điệu hát chính trong Ca Trù được phỏng theo khúc Hà Nam hoặc thể Hát Giai Cửa đình và từ điệu hát được gọi trong là “Nói” trong lỗi Hát Thi mà đặt ra. Hát Nói ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVII, kéo theo sự hình thành và hoàn thiện một thể thơ mới cũng được gọi là Thơ Hát Nói và phát triển mạnh trong lối Hát Chơi. Có hàng ngàn bài thơ Hát Nói, nổi tiếng có bài “Gặp đào Hồng, đảo Tuyết” của Dương Khuê:

Hồng Hồng, Tuyết Tuyết

Mới ngày nào chưa biết cái chi chi

Mười lăm năm thắm thoát có xa gì

Ngoanh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu

Ngã lãng du thì quân thượng thiếu

Quân kim xuất giá ngã thành ông

Cười cười, nói nói, thẹn thùng

Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại

Riêng một thủ thanh sơn đi lại

Khéo ngày ngày, đại dại với tình

Đàn ai một tiếng dương tranh

Giải thư: thể hát có trong lời Hát Thủ. Hát Chơi và Hát Thủ; đọc thêm ở mẹ, Hát Thờ, để diễn tả tình ý với hình thức một bức thư và thường được thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát, đôi khi có thêm vài chữ cho rõ nghĩa.

Đọc thư: thể hát ngâm, có trong lôi Hát Thỏ, Hát Chơi và Hát Thi (đọc thêm bộ mục Hát Thờ), dùng để đọc những bài thơ đường (thường là 5 bài thơ Thiên Thủ của Tạo Đường và 3 bãi Thanh Bình điệu của Lý Bạch). Sau đọc thơ thường đọc tiếp 4 câu thông để giải nghĩa bài thơ chữ hán vừa đọc.

Đọc phú: thể hát ngâm, có trong lối Hát Thờ Hát Chơi và Hát Thi, là đọc thêm ở mục Hát Thở, dùng để đọc những bài thơ thể Hán Văn hoặc bằng quốc âm Đây là thể hát được ưa thích của các văn sĩ.

Chữ khi: bài hát có trong lối Hát Chơi và Hát Thi, là những tiếng đưa hơi đưa giọng, giống như chữ “hề” trong Hán Văn. Trong có 6 chỗ đặt chữ “chứ kh và thưởng đặt ở đầu câu lục (trong thể thơ lục bát). Bài hát trữ tình gần giống điệu Gửi thư nhưng giọng não nuột hơn, bắt đầu là ngâm thơ, sau vào phách để hát.

Hát Ru: thể hát chỉ có trong lối Hát Chơi, là thể hát thuộc “giọng vật”, dùng xen kẽ trong các mục biểu của lỗi Hát Chơi nhằm tạo màu sắc cho canh hát. Hà Ru có lối lấy giọng, ngân rung đặc biệt của thể loại. Trước khúc hát ru thường bị bài “Hát Giai” để kể chuyện Thị Kinh ở chùa (vừa tụng kinh niệm phật vừan con…). Cuối thể hát là bài hát ru “Mười Thương ” hoặc “Đố ai”.

Cung Bắc: bài hát có trong lối Hát Chơi và Hát Thi, điệu hát trước chậm sự nhanh, có 3 chỗ đổi nhịp. Giọng hát chen cung Bắc lẫn cung Nam, sau đó chuyển sang cung Pha (trộn Bắc và Nam). Do đó, điệu hát còn được gọi là “Nhịp Ba Of Bắc”. Giống bài Thái Nhạc, tinh chất âm nhạc là chính, lời là phụ.

Tỳ Bà: chỉ có trong lỗi Hát Chơi, để hát bài thơ “Tỳ Bà Hành” của Bạ Cư Dị. Trước khi hát Ty Bà Hành thường có ngâm Sa Mạc bài “Thu Hùng Đỗ Phủ. Ty Bà Hành thường hát đủ năm cung (Nam, Bắc, Huỳnh, Nao, Pha l thưởng để đến 1-2 giờ đêm mới hát, để cho bốn bề yên lặng để có thể lắng ngh hết được cái du dương của giọng hát và điệu đàn.

Kể truyện (Kể chuyện) thể hát ngăm chỉ có trong lôi Hát Chơi Là IU li những câu câu lục bát trích trong các truyện để kể (chủ yếu là truyện Kiều) và tiên đàn đệm theo cho êm ái du dương. Thưởng hát trên hai điều Sa Mạc và Bảng Mạc

Sa Mạc nghe mênh mông như bãi cát.

Bồng Mạc nghe gồ ghề khúc khủy như bãi sa mạc có nổi lên đồi cát.

Hãm: điệu hát có trong lỗi Hát Chơi và Hát Thi, có nghĩa là đưa vào thể không thể khó chối từ. Thường hát Hãm để chúc thọ hoặc mới rượu. Hãm có âm hưởng chào mời, tình tứ, dõi chỗ di dòm… đảo nương có thể dùng để phổ vào nhiều khổ duy khác.

Ngâm Vọng: bài hát có trong lỗi Hát Chơi và Hát Thi, là khúc hát cổ, tính chất ngân nga dẻ nói lên những ước ao, tưởng vọng… Nhiều người cho rằng khúc ngâm vòng do vua Lê đặt ra, nhà vua truyền cho cung nữ nói lên ước vọng của mình rồi cai thị thần chép lại rồi cho ngâm lên. Do vậy có tên là “Khúc Ngâm Vọng”. Do mỗi người vì có ước vọng khác nhau nên ý tứ trong ngâm vọng không liên tục, rời tại… thoạt đầu, đảo nương ngâm chậm rãi, giọng thấp, bằng phẳng rồi vào phách khoan để hát. Tiếp sau mới dồn phách mau nên gọi là “vào (phách) ba ra bảy”, giọng hát lên cao dần, dùng nhiều luyến láy công phu.

Xẩm Huế tình còn gọi là Xẩm Cô Đầu hay Xẩm Nhà trò: điệu hát chỉ có trong lối Hát Chơi, là điệu hát huê tình của Hát cổ Đầu, sau này Chèo Cổ mượn điệu này rồi biển thành điệu Xẩm Chèo. Xẩm Huế tỉnh có vài bài lời ca có cùng nội dung viết theo thể thơ lục bát biển thể và đều khuyết danh.

Ả Phiền: vì khúc hát bắt đầu thi nói về á phiện nên còn gọi là “Á Phiền” hay “A Phiền”. Đặc điểm của điệu hát này là đang ở điệu này ngã sang điệu khác nhưng đản phách vẫn liên tục (một kiểu như liên khúc), gồm khoảng 15 điều chỉnh và 17 khổ nổi tiếp nhau: Sa mạc, Bổng mạc, Xướng tế. Đò đưa, Huệ tỉnh, Trống quân, Nói sử, bài Sai lên đồng, Kể chuyện, Sa mạc, Thống Thiên thai, Hát cách Chẻo. Chầu Văn, Hãm, Sa mạc Tỷ bà, Ty Bả hành, Cung Bắc, Dựng Tỳ bà (cung Huỳnh) nên còn gọi là Ba mươi sáu giọng. Tải của đảo nướng và kép hát là nối tiếp khéo léo, chuyển biến tài tình liên tục các thanh âm, nhạc điệu của các điệu ấy.

2.3. Hát Thi là lối hát để khảo sát trình độ của đào kép. Ngày xưa, vào mùa xuân, các làng nào được mùa, sung túc… thường mở cuộc thi cho ca nhi để có những đào nương. Cuộc thi thường được tổ chức trước cửa đình làng. Hát thể phái hát đủ các thể của Ca Trù, không được thiếu sót. Do vậy, mỗi kỳ thi thường kéo dài nhiều ngày (10-12 ngày). Hát thi có những bài hát chúc tụng vua chúa, thần và dân, có vũ bộ cùng các trò vui.

Hát thi cũng có điều lệ rõ ràng và trong các điều lệ này, một số quy định khá phic tap:

– Các chữ “huý” phải kiêng, phải tránh

– Cấm chồng đàn, vợ hát, anh đàn cho em hát…

Cuộc thi có 4 giai đoạn:

– Văn: để giám khảo sát hạch tài năng, để chọn người vào châu thi

– Chầu Thi: là vòng 2, sau khi qua được vòng 1 Văn

– Châu Cầm: là vòng 3, vòng thi có nhiều tiết mục dành cho đảo. – Thi Lại: vòng này để “ban giám khảo” cân nhắc và xếp hạng

Cơ cấu giải thưởng xưa thường là:

– Giải nhất: Thủ khoa

– Giải nhì: Á nguyên

– Giải 3 – 10: gọi Bình Thường

– Giải khuyến khích: Thiêm Thủ

Tiết muc biểu của lối Hát Thi trùng với Hát Thờ (Dâng Hương, Thét nhạc, Hát Giai, Gửi Thư, Đọc Phú, Hát múa Đại Thạch..) hoặc lỗi Hát Chơi (Bắc phản. Mưỡu, Hải Nói, Gửi Thư, Chi Khi, Đọc Phú, Nhịp Ba Cung Bắc, Hãm, Ngâm Vọng…) và một số mục biểu chỉ có trong Hát Thi như:

Giáo đầu: kép đọc to câu “thơ cách lên cho đủ phép Chầu Thi” Thơ Cách: kép ngầm những bài thơ được viết theo các thể thơ khác nhau, đây giống như trình diễn các mô hình giai điệu phù hợp với từng thể thơ.

Ca đàn: kiểu hát bắt buộc đối với các kép đàn tham dự Chầu Thi. Ca đàn là

hát lên các khổ đàn đáy hoặc một bài đàn bằng những tiếng tượng thanh như: tăng,

tỉnh, tênh, tang; rãnh, rang, nông, nênh; xòe v.V…

Hát giải câu một: điệu hát cỏ trong Chẩu Thi và Chầu Cẩm. Kép hát hai câu thơ lục bát, hai câu thất ngôn để chuẩn bị vào điệu Hát Giai. Nhưng điệu hát này cũng có thể được trình bảy độc lập.

Giáo thơ phòng: câu giáo đầu chỉ có ở Chầu Thi. Kép đọc to câu “thơ phỏng lên cho đủ phép Châu Thi”. Thơ phòng: thể hát chỉ có ở Chầu Thi. Đào ngâm bốn câu lục bát để thể hiện

khả năng ngâm thơ rồi vào phách và hát hai câu lục bát theo kiểu Thơ Phòng. Hà liễu câu một: điệu hát có trong Chầu Thi và Châu Cầm. Đào hát hai câu lục bát, hát hai câu thất ngôn theo hơi Hát Giai. Hà Liễu câu một dùng để mở đầu cho điệu Nói Hà Liễu

Nói Hà Liễu: điệu hát có trong Châu Thi và Châu Cầm. Đảo hát điệu Hát Nói theo hơi Hát Giai thì gọi là Hà Liễu.

Trở tay ba: bài hát có trong Châu Thị và Châu Cầm. Đảo hát bài thơ lục bát dãi, lời ca chúc tụng.

Hà Nam câu một điệu hát có trong Chầu Thi. Kép hát ba câu lục bắt (sáu – tâm – sáu) theo hơi Hà Nam. Hà Nam cầu một dùng để mở đầu cho điệu Nội Hà Nam. Nội Hà Nam: diệu hát có trong Chầu Thi. Kép hát điệu Hát Nói theo hơi Hà Nam thì gọi là Nội Hà Nam.

Đông Chính phủ: bài hát – ngầm chỉ có ở Châu Thi. Đây là cảnh vợ tiễn chống do đào nương hát theo kiểu ngâm. Lời thơ song thất lục bát. Dựng Huỳnh: điệu hát có trong Chầu Thi và Châu Cầm, lời ca thường gồm

bốn câu lục bát ở đầu, hai câu thất ngôn giữa và bốn câu lục bát ở cuối. Đảo nương

hát ở cung Huỳnh, theo hơi Dụng. Đây là điệu hát khó.

Phân Huỳnh: bài hát – ngâm chỉ có ở Chầu Cầm. Kép ngâm những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú theo cung Huỳnh nhưng không hẳn ở cung Huỳnh nên gọi là Phản Huỳnh.

Ngâm sang Hát Giai: bài hát chỉ có ở Chầu Cầm. Kép ngâm thơ, sau vào phách và hát tiếp bốn câu thơ theo hơi Hát Giai. Bài không dãi, âm hưởng theo điệu Hát Giải.

Hát Nói Giải: điệu hát có ở Chầu Thi và Châu Cẩm. Kép hát điệu Hát Nội theo hơi Hát Giai, là đặc điểm của hát Thi

Xướng tầng: bài hát chỉ có ở Chầu Cầm. Đây là cách xướng lên từng câu thơ với nội dung chúc tụng. Kép vừa hát, vừa gõ mã la, có đàn phách phụ họa, tạo không khi vui vé, đầm ấm.

Màn đầu hát gái: bài hát chỉ có ở Chầu Cầm, lời thơ lục bát, nội dung ngợi ca cảnh đẹp đất nước. Đào nương mở đầu ngâm thơ sau phách vào và hải. Trong chương trình hát thi ở Châu Cẩm, sau những tiết mục dài do kép trình diễn, đây là tiết mục đầu tiên do đảo hát nên được gọi là Mãn đầu Hát gái.

Màn đầu hát chuyện; bài hát chỉ có ở Châu Cẩm, Đào hát bốn câu lục bát mở đầu tiết mục hát chuyện.

Chúc Tam Thanh: điệu hát có ở Chầu Thi, lời ca gồm tám câu lục bát, nội dung chúc tụng vua quan và những người tài. Đây là điệu hát chúc, thương do bốn có đảo vừa hát vừa múa. Mã thượng kiểu: bài hát cỏ ở Chầu Cầm, là một bài hát do đảo và kép đồng

Ca. Trước khi hát vào lời, có một đoạn hát bằng những tiếng tượng thanh giống như tiết mục Ca Đàn trong Chầu Thi.

Đào luôn, kép với: bài hát có Chầu Thi, lời ca gồm ba khổ thơ thất ngôn từ tuyệt, kể lại một màu chuyện từ thời Tam Quốc – Trung Hoa. Kép hát xong ba cầu thơ đầu thi đào hát tiếp một câu thơ cuối để hoàn thành khổ thơ bốn cầu. Tiếp tục cho đến hết ba khổ thơ thì đảo nương thêm một câu cuối để kết bài. Tên bài ám chỉ đặc điểm của cách hát này.

Ngoài các tiết mục hát, múa, Châu Cầm còn có nhiều tiết mục làm trò vui. Khi diễn trò đều có ca, nhạc kèm theo. Có thể chia làm hai loại:

– Trai thi mạnh: một số trò diễn giống như làm xiếc, kép trổ tài khéo léo với động tác mạnh mẽ

– Gái thì mềm: cũng giống như trò xiếc nhưng động tác mềm mại, nhiều khi là những điệu múa uốn lượn đẹp mắt.

Ngày xưa, làng Phúc Thủy, làng Cự Đà (Hà Đông) thường có những cuộc bãi thi tổ chức rất long trọng. Khoảng những năm 30 thế kỷ XX, ở Hà Nội, phố Hãng Quạt và đền thờ ở Hồ Tây thường có tổ chức hát thi, riêng đền ở Hồ Tây cho hát thị trên thuyền.

Ngoài những điệu hát trong các lối hát kể trên, còn một số điệu hát cổ mà ngày nay các đảo nương không còn biết sử dụng nữa. Như thể: Bát Đoạn Cẩm, Luật Dương Kiểu, Luật Âm Kiều và Cung Hoàng Chung (nhiều người gọi là Cung Huỳnh)… Nhìn chung, lời hát trong Ca Trù được viết bằng thể thơ Đường luật và những thể thơ Việt Nam do những thi sĩ lỗi lạc sáng tác như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê… mà thời nay còn giữ lại nhiều tuyệt tác. Ca Trù đã sản sinh cho nền văn hoá của chúng ta một thể thơ đặc biệt Việt Nam là thể “Hát Nói”. Hát nói cũng là điệu hát chính của Ca Trù.

3- ÂM NHẠC CA TRÙ

3.1. Các Thể hát

Các tiết mục trong mỗi buổi tổ chức hát được phân chia theo thể tài (nội dung), thể loại (hình thức) và thể cách (phương pháp thể hiện) và nhiều quy định khác nhau về nơi và lúc hát. Do đó, các tiết mục hát trong Ca Trù gọi là “Thể hát”, nói gọn là “thế”. Thể hát nhiều khi trùng nghĩa với tiết mục. – “Thể” có lúc là một “điệu hát” nhưng có khi bao gồm nhiều điệu hát. Ví dụ: thể Gửi thư chỉ có một điệu hát, thể Hát Giai (cửa đình) có nhiều điệu hát.

– Điệu hát, nói gọn là “điệu”, là một dạng giai điệu cỏ đầy đủ những đặc điểm riêng (âm điệu, cung giọng, thang âm và những âm đặc thù…). Điệu có thể là một bài (bài ca), hoặc gồm nhiều bài (lời ca khác nhau. Ví dụ: Thét nhạc là một điệu = bài, Hát Nói là điệu với nhiều bài khác nhau, nhiều lời hát trên điệu. Trường hợp một bài nhưng chứa đựng nhiều điệu duy nhất ở bài “A phiền”, còn gọi là Ba mươi sau giọng (nhiều giọng.

Tóm lại, mỗi “bài” chỉ có một lời ca với tên gọi riêng: “Thể” hay “Điệu” lại gồm nhiều bài ca (nhiều bản lời) và tên gọi khác nhau được thể hiện trên một khung giai điệu… Các thể hát trong Ca Trù (kể cả hát chơi, hát cửa đình và hát thi) còn lưu giữ ngày nay, gồm các loại:

1. Bắc phản

2. Muou

3. Hát nổi 4. Gửi thu

5. Đọc thư, thông, dồn.

6. Đọc phủ.

7. Chủ khi

8. Hát ru

9. Nhịp ba cung Bắc

10. Tỳ bà 11.Kể chuyện

12. Hām

13.Ngâm vọng 14. Xấm có đầu

15. A phiền

16. Giáo trống

17. Giáo hưởng

18.Dâng hương

19. Thét nhạc

20. Hát giai

21. Dai Thach

22 Bỏ Bộ (múa)

24. Chúc hỗ

25. Mùa tí linh

26.Ca dan

27. Thơ cách

28. Hát giải câu một

29. Giáo thờ phòng

30. Thơ phòng

31. Hà liễu cậu một

32. Tro tay ba

33. Chúc tam thanh

34. Hà Nam câu một

35. Dóng chinh phu

36. Hà Nam câu một

37. Ngâm sang hát giải

38. Xưởng tầng

39. Ngâm phú

40. Màn đầu hát gái

41. Mã thượng kiểu

42. Hát sử và Dã sử

43. Mân đầu hát truyện

44. Phản huỳnh

23. Múa bài bông (múa)

45. Nom mai

46. Hồng hạnh

Mỗi bài hát, tiết mục Ca Trù đều được trình diễn gồm ba phần:

Phần mở đầu: hầu hết đều mở đầu bằng một đoạn đàn – phách – trống. Ngoài ra, có một số bài được mở đầu bằng mấy nét nhạc của đản đây để dẫn giọng cho người hát.

Đầu tiên, trống đánh ba tiếng trống gọi đều đặn và dõng dạc (khổ trống liên châu). Tiếp theo, đàn lần lượt tấu lên các khổ đàn (mô hình giai điệu), nếu đủ là 5 khổ đàn. Đoạn nhạc mở đầu nảy là sự kết hợp chính xác nhưng đầy biến hóa, ngầu hứng sinh động giữa các khổ đàn, khổ phách và khổ trống.

Phần hát: khi tiếng hát cất lên thì vai trò dẫn dắt được chuyển từ kép đàn sang đào nương. Trong lúc hát, đảo hương vẫn gõ các khổ phách sao cho khớp với từng câu của bài. Khổ phách được biến hóa nhưng vẫn trong khuôn khổ, tiếng dân cố nhiệm vụ tòng theo tiếng hát để hỗ trợ và vừa tự tạo giai điệu riêng. Mỗi hết câu đàn lại chơi những nét nhạc nối ngắn và khi dứt khổ thì tấu đoạn nhạc dài trống

Phần kết: không dài và được bắt đầu ngay lúc hết câu cuối của bài. Câu cuối cũng có thể đã được đảo nương hát giãn nhịp để dẫn vào phần kết nên cũng là một phần của kết. Có hai kiểu dứt câu:

– Đào nương hát hết câu cuối thì phách, đàn, trống vào khổ sông cuối để tiến tới kết bài như lúc kết thúc phần mở đầu – Đào nương hát câu cuối giãn nhịp rồi róc phách để trống điểm một tiếng

kết thúc.

Ca Trù vốn nhiều luật lệ, nhưng người trình diễn không chỉ biết tuân thủ một cách nghiêm nhặt mà còn phải biết sáng tạo, biển hỏa, bộc lộ cảm xúc của bài và thể hiện tài năng của bản thân.

3.2. Âm luật trong Ca Trù

Âm luật Ca Trù có 5 cung chính (giọng hát và hơi đàn):

1. Cung Nam, giọng bằng phẳng, xuống thấp

2. Cung Bắc, giọng rắn rỏi, lên cao

3. Cung Huỳnh, giọng đọc dính vào nhau, nhanh

4. Cung Pha, hơi ai oán, giọng đọc chệch lơ lớ

5. Cung Nao, hơi chênh chênh, đang ở cung này chuyển sang cung kia. Cung Nao chen vào các cung khác, nghe giống như chuyển bán cung trong nhạc phương Tây.

Về sau có Cung Phủ, giống như đọc phủ, cuối câu hơi ngân lên bậc cao.

Những điệu hát chính thống của Ca Trù hầu hết có cách tổ chức các cung điệu như sau (theo Vũ Nhật Thăng, Âm nhạc Ca Trù, sách “Đặc Khảo Ca Trù Việt Nam, trang 143)

Hình thức thể hiện chủ yếu của Ca Trù là Hát, phách, đản, trống trong lối Hát Chơi và thêm mưa, hòa đàn… trong những dịp hát Cửa đỉnh, Cửa quyền, Hát Thờ Với nghệ thuật ca, diễn, hòa đàn rất khuôn mẫu theo những luật lệ quy định chặt chế nhưng kép đầu và đào nương phải biết thể hiện một cách cảm xúc, thăng hoa vũ ngẫu hứng.

Luật Hát:

Đảo nướng phải có giọng đẹp tự nhiên, âm sắc trong sáng, vang rền, có nhạc cảm, có khả năng điều khiển giọng hát… Đảo nương phải học chữ hán, chữ Nôm để hiểu ý, không hát nhầm lời, học cách luyến láy tinh tế để nhả chữ cho rõ lời và hợp nghĩa. Á đào phái hát bằng giọng thật, khi ngân phải ngậm miệng (phát âm là ư), rung sâu trong cổ… có 8 tiêu chuẩn cho giọng hát hay là:

– Quán: tiếng hát hợp tiếng phách, đúng nhịp.

– Xuyến: tiếng hát tròn trĩnh, vững vàng. – Dần: tiếng hát mượt mà, đều đặn, biết gắn tiếng đúng lúc

– Thét: Tiếng hát mạnh mẽ như nước suối vọt lên

– Khuôn: tiếng hát bằng phẳng, đúng khuôn bậc. – Rẫy: tiếng hát ngân vang rền rĩ

– Diệu: tiếng hát tự nhiên, linh hoạt, đài các

– Vợi: tiếng hát cao với, trong trẻo.

Và 6 điều tránh:

– Lôi: hát không ăn nhập với phách và đàn

– Ngang: hát chưa đúng cung bậc

– Cản: hát sai giọng bằng trắc – Chặn: giọng nhỏ, mờ, không vang, khiến luôn bị phách, đàn, trống, lấp mất tiếng

– Hụt: hát nhanh trước nhịp

– Sa: hát chậm sau nhịp

Cách đánh phách

Bộ phách trong Ca Trù gồm một bàn phách, hai dài. Một trong hai chiếc dùi được xẻ dọc (dùi kép), khi gõ vào bàn phách, hai mảnh này tạo âm thanh khác với chiếc dùi không xẻ (dùi đơn) và tạo nên âm sắc đặc trưng của tiếng phách Ca Trù.

Hai đơn vị phách cơ bản của tiếng phách trong Ca Trù là “lả phách con” và “lá phách cải” – Lá phách con: tiếng tượng thanh là “dục phách phách” hoặc “tục phách phách”

Lá phách cải: tiếng tượng thanh là ” phách phách chất”, “Chất” luôn ở phách mạnh, dùng chỗ chấm câu, dứt khổ, kết bài… phải gõ cùng lúc cả hai dùi lên mặt bàn phách.

Trong diễn tấu nhạc Ca Trù, tiếng phách do Ả đào gõ là sự nối tiếp của kết thúc bằng một lá phách cái, được gọi là “một khổ phách”.

Cung Đàn:

Ngoài những lúc giữ nhiệm vụ phụ họa tiếng hát và làm chỗ dựa cho đào nương, đàn đáy phải diễn tấu những đoạn nhạc đã được quy ước để chấm câu, dứt khổ, kết bài, lưu không (giang tấu), hoặc mở đầu. Đó là những “khổ đàn”, là những mô hình giai điệu có quy định về sắc thái, nhịp độ và tốc độ. Nếu bỏ qua những khác nhau do nghệ thuật ngẫu hứng, diễn tấu của kép đàn… cung đàn đầy chủ yếu có năm khổ có thể diễn tấu riêng biệt, nổi tiếp nhau… tùy theo nhiệm vụ, vị trí khác nhau trong mỗi bài bản.

Một kiểu mở đầu bài bản với đủ năm khổ đàn:

– Khổ sóng đầu (khổ sông đàn) được diễn tấu trong đoạn mở đầu của nhiều bài, ngắn, chủ yếu giới thiệu trục âm của thang âm, lần điệu (hai âm quảng 5 đúng) và thường ấn định tốc độ của bãi bằng cách nhấn mạnh liên tiếp ba lần (ba tiếng song dau) Khổ sông đầu (theo Vũ Nhật Thăng. Âm nhạc Ca Trù, sách “Đặc Khảo Ca Trù Việt Nam, trung 151)

– Khổ giữa dài hơn, có những nét nhạc nhấn nhá nắn nót, trữ tình, xuất hiện thêm âm quãng 3 trong thang âm – Khổ xiết nhanh, hoạt bát, trình diễn những mô hình tiết tấu phức tạp, rộng

mở âm vực. Cuối khổ nhịp hơi giãn ra để vào khổ lá đầu tiếp theo

– Khổ lá đầu trở lại ổn định với phong thái đĩnh đạc và tiếp tục nhấn vào ba âm chính của điệu. Mỗi kép đàn tự tạo những giai điệu riêng, ngẫu hứng… thể hiện tài năng.

Khổ lá đầu… (theo Vũ Nhật Thăng, Âm nhạc Ca Trù, sách “Đặc Khảo Ca Trù Việt Nam, trang 152)

– Khổ sông cuối tiếng phách của đào nương dẫn dắt và trống đi dần vào kết của toàn phần nhạc mở đầu với ba tiếng sông cuối mạnh mẽ

Trống: Trống dùng trong Ca Trù được gọi là trống chầu, sử dụng là các quan viên, thường là người có địa vị xã hội, danh sĩ, người am hiểu, biết thưởng thức, không phải là thành viên ban nhạc. Trong Hát Thở, người ta dùng trống lớn của đình làng, Hát Chơi dùng trống nhỏ. Dùi trống gọi là rơi chầu. Cầm chầu là hiệu lệnh điều khiển buổi hát, tiếng khen chê đảo kép…

Khổ trống đánh trước khi chầu hát bắt đầu, để gọi, giục vào cuộc hát:

  • Sơ cổ
  • Tổng cổ
  • Trung cổ
  • Thôi cổ

Khổ trống đánh khi vào bài (đọc theo tượng thanh là “tom”, ký hiệu 0, tiếng gõ vào mặt trống và “chát”, ký hiệu +, tiếng gõ vào tang trống):

– Khổ trống Song Châu: 0 0

– Khổ trống Liên châu: 0 0 0

Và năm khổ trống chính với nguyên lý kết hợp là ba và quy định tiếng duy nhất sau cũng kết thúc khổ trống:

– Chính diện; sử dụng vào những câu bằng phẳng, định đạc: + 0 +

– Xuyên tâm: sử dụng vào những chỗ nối hai câu hoặc lúc đảo tạm ngưng hãi lấy hơi. Trong điệu Hát Nói được đánh vào câu thứ tư, thứ tám và mười: 0 +0

– Thượng mã hay phi nhạn: được dùng vào những đoạn hát dồn (nhanh), dùng vào những câu hát trầm: xếp (gấp): + 0 0

– Hạ mã hay Lạc nhạn, Trầm ngư: được dùng vào câu hát trầm ngâm: 0 0 +

– Quân châu: được dùng vào các khổ thơ

Có thể biến hóa, mở rộng các khổ trống chầu như:

Khổ Chính diện: + 0 0 + hoặc + 0 0 0 +

Khổ Xuyên tâm: 0 + + 0 hoặc 0 + + + 0

Khổ Thượng mã: + 0 0 0 hoặc + 0 0 0 0

Khổ Hạ mã: 0 0 0 + hoặc 0 0 0 0 +

Khổ Quản châu: + + + 0 hoặc + + + + 0

3.2. Dàn nhạc Ca Trù

Do có các giai đoạn phát triển và tham gia vào nghệ thuật Ca Vũ Nhạc trong cung đình và là ban nữ nhạc trong cung vua nên Ca Trù vừa mang tính chất thính phòng vừa là nhạc múa – hát cung đình. Các ca nhi trước nay vừa được học hát (vừa là ca nhi) vừa được học múa (vừa là vũ công). Ở thế kỷ XVII, Ca Trù có một dàn nhạc đệm cho ca nhi. Biên chế ban nhạc Ca Trù từ cuối thế kỷ XIX về trước, khi lối hát thờ còn là phương thức tổ chức chủ yếu của Ca Trù, các tiết mục bao gồm hát, múa, diễn trò và hòa tấu nhạc là “Ban nhạc giáo phường”, không hạn chế về số lượng, không có biên chế cố định, miễn là dàn nhạc gồm mỗi thử nhạc khí một chiếc:

– Phách lớn bằng tre già

– Sênh (sanh)

– Sinh tiền

– Bộ phách nhỏ

– Trống đan diện cổ (trống nhỏ một mặt da) – Trống cơm dài hai mặt có dinh cơm dẻo

– Trống lớn

– Chiêng đồng

– Đàn đáy

– São ngang

– São dôi….

Có nhiều ban nhạc còn thêm nhị, hồ, nguyệt, tranh… để tấu nhạc cho múa, như khi hát nơi cung đình, tiếp sứ… (Hát Của Quyền). Đến cuối thế kỷ XIX, đào nương vừa múa – vừa hát với dàn nhạc gồm:

– Đàn nhị

– Đàn đáy

– Trống

– Phách

Đến đầu thế kỷ XX, dàn nhạc đệm của Ca Trù chỉ gồm: – Phách cô đầu do đảo nương vừa hát vừa gõ nhịp theo

– Đàn đáy: nhạc sĩ đệm cho ca nhi hát – Trống con: do một quan viên vừa thưởng thức vừa đánh điểm câu, khen, chẽ.

Ca Trù là lối hát dành cho những người trang nhã, yêu chuộng văn chương. Đây là nghệ thuật kết hợp giữa nhạc và thơ văn mà trong một buổi biểu diễn, các diễn viên và người thưởng thức đều là nghệ sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974836029
chat-active-icon