Bài 2: ÂM NHẠC THÍNH PHÒNG HUẾ – CA HUẾ

– Ca Huế có xuất xứ từ nhạc cung đình dưới triều Nguyễn. Ở nhỏ quan thì gọi là hát cửa quyền, hát trong dân gian thì gọi là Ca Huế. Đây là dòng nhạc thính phòng, là thú chơi tao nhã, lối tiêu khiển của người xứ Huế. Mục đích, nội dung. cách thức của lối chơi nhạc này là để thưởng thức giữa những người tri âm – tri kỷ và mang tính cách “tài tử”. Về sau, sinh hoạt đàn – ca này được gọi là “ca nhạc thính phòng” hoặc “Ca Huế” để phân biệt với thể loại âm nhạc thính phòng ở miền Nam, được sinh ra từ nghệ thuật này và có cùng tính chất đàn ca tài tử, nhạc Tài tử – Đờn ca Tài tử Nam Bộ.

1- NGUỒN GỐC VÀ HÌNH THỨC HÁT

1.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển

Bắt nguồn từ lối hát chơi trong hoàng thân và các quan chức ở các phủ đệ, Ca Huế là thể loại âm nhạc có tính chất thính phòng, người tham gia chỉ mang tính ““tài tử” (không chuyên nghiệp). Về mặt âm nhạc, Ca Huế có cội nguồn từ nền âm nhạc chuyên nghiệp chốn cung đình và nền âm nhạc dân gian Huế… Giai đoạn hình thành có thể vào khoảng thế kỷ XVIII, gắn liền với sự phát triển, hưng thịnh của xứ Huế. Nhưng, phải đến thời điểm triều đình nhà Nguyễn thống nhất giang em và lấy Huế làm kinh đô, Ca Huế mới thực sự là một thể loại âm nhạc thỉnh phòng nơi các phủ đệ, phòng khách của giới quan quyển, là thể loại âm nhạc tao nhã của tạo nhân, mặc khách…

Ca Huế thuần túy là loại nhạc giải trí trong giới quan nhân, các điệu Ca Huế giai đoạn này chủ yếu là những kế thừa nhạc ngự trong cung và do các nghệ sĩ, văn nhân sáng tác (khoảng vài mươi bài, trong đó có 10 bài Thập Thủ Liên Hoàn và những bài: Lưu thủy, Kim tiền, Xuân tỉnh điều ngữ, Nam xuân, Tư Mã Tương Như, Tiên nữ tống Lưu Nguyễn, Bả Nha khắp Tử Kỳ, Tự trào – Tự Thán – Trường Thán…) Những bài: Cổ bản, Phủ lục, Nam ai, Nam binh… đã lưu hành rộng rãi trong các định phủ cũng như chốn bình dân. Đây cũng là thời kỳ thịnh đạt của Ca Huế với những tên tuổi: Miên Tông (Thiệu Trị), Nam Sách Quận công Miên Ôn (1833 -1894), Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819 – 1870), Tuy Lý Vương Miên Trinh (1820 – 1897), Tương An Vương Miên Bửu (1820 – 1854), Thuận Lễ công chúa Tĩnh Hòa (1830 – 1882), Lại Đức công chúa Trinh Thuận (1926 – 1904)… Cho đến cuối thế kỷ XIX, là giai đoạn phát triển cực thịnh của Ca Huế. Ngoài những ông hoàng, bà chúa tham gia còn có những danh cầm mà tên tuổi vẫn tồn trong sử nhạc như nhạc sư Cả Soạn, Tống Văn Đạt, Tống Văn Chín, Tống Văn Phước, cậu Ba Toàn…

Từ khi kinh đô thất thủ vào tay giặc Pháp (1885) cho đến trước Cách mạng tháng 8 là giai đoạn Ca Huế ngưng đọng và đi dẫn đến suy thoái. Ca Huế biến chất trong trở thành thú tiêu khiển, giải trí xen lẫn thú sa đọa của giới có quyền, có tiên. Cũng từ đây, Ca Huế được ưa chuộng trong nhiều tầng lớp dân gian và nhanh chóng vượt ra khỏi thành phố Huế để lan truyền vào các tỉnh phía Nam như Quảng trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Ca Huế đã đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng âm nhạc thính phòng Nam Bộ: Đờn ca Tài tử Nam Bộ. Chính giai đoạn này, Ca Huế trong dân gian phát triển, trở thành sinh hoạt âm nhạc, giải trí của người dân, tiếp thu dân ca và một số làn điệu khác trong cung đình. Ngoài một số ông hoàng, bà chúa vẫn là những danh cầm, danh ca, nhiều tên tuổi khác cũng được nêu: Trợ Dõng, Cửu Phẩm Nguyễn Chánh Tư, Tri phủ Đoàn Diệu Khóa Hài Ngô Phố, Huyện Hầu Ưng Biều, Phan Đình Uyển, cô Phó Hai Mua Bốn, bà Khỏe, vợ Đốc phủ Soạn, cô Phủ Sáu, cô Tra… Hoặc những danh cầm danh ca ở phía Nam như Cả Soạn, Bảy Thiều (Bình Định), Vương Tứ Đại (Quy Nhơn), cô Nhơn, cô Thống Thắng, cô Tuyết Hương…

Từ sau năm 1954, Ca Huế được phục hồi, nhiều nhóm nhạc được thành lập: ban Hương Bình của nhạc sĩ Bửu Lộc, Tỳ Bà viện ở Sài Gòn của nhạc sư Nguyễn Hữu Ba, hội Ái hữu cổ nhạc miền Trung của Tôn Thất Toàn, Viễn Dung… Nghệ thuật Ca Huế được giảng dạy chính thức trong trường Quốc Gia Âm nhạc Sài Gòn năm 1959 (ngành Quốc nhạc, Ban Cổ nhạc Trung Phần) và trở thành nội dung chủ yếu của chương trình giảng dạy khi thành lập trường Quốc gia Âm nhạc Huế năm 1960. Ở miền Bắc, nhiều nghệ nhân (tập kết) đã lập các gánh hát, hình thành bộ môn Ca Kịch Huế (xuất thân từ Ca Huế).

Từ ngày đất nước thống nhất, Ca Huế càng được bảo tồn, phát triển… Ca Huế là nội dung giảng dạy tại các học viện âm nhạc, nhạc viện cả nước; nhiều nhóm nhạc Ca Huế được thành lập, Ca Huế được nghiên cứu, bảo tồn trong các Viện nghiên cứu…

Ngày nay, Ca Huế là thể loại phổ biến trong nhiều tầng lớp nhân dân Huế, trở thành thể loại phổ biến để giới thiệu cho khách du lịch, dưới nhiều hình thức: chương trình Ca Huế được truyền hình và phát thanh thường xuyên; hàng đêm các ban Ca Huế phục vụ khách trong và ngoài nước bằng các buổi diễn trên sông Hương.

1.2. Hình thức đàn ca – lối chơi của Ca Huế

Ban đầu, người tham gia Ca Huế có thể là những ca nhi trong cung, những nghệ sĩ chuyên nghiệp trong dàn nhạc cung đình vừa có thể là những ông hoàng bà chúa, những quan chức… họ vừa là người sáng tác, người biểu diễn, đồng thời là người thưởng thức. Để thành lập một nhạc mục, những nghệ sĩ đã dựa vào âm hưởng của thể loại Cung Trung Chi nhạc trong nhạc Cung đình để chơi và sáng tác, hậu hết là những bản đàn, bài ca cho độc tấu, hòa tấu (với biên chế nhỏ từ 2 đến 6 nhạc khí). Đến thời Tự Đức, số bài bản khoảng chừng 25 bài. Trong số đó có những bài có lời ca và nhiều bài là độc tấu. Khi Ca Huế phát triển ra dân gian nhạc mục tiếp nhận thêm các bài Lý, Hò, Vè… Ngày nay, số lượng bài bản đã rất nhiều, lên đến vài mươi bài.

Trước đây, trong mỗi cuộc đàn ca, người tharn gia đều phải thực hiện những quy cách theo lối Trung hoa cổ (xông trâm, chỉnh y…), nhưng ngày nay không còn được chú trọng nữa. Các cuộc đàn ca được diễn ra một cách trang trọng, nghệ thuật, người đàn cũng là người thưởng thức… Hình thức đàn ca Huế được định hình với biên chế nhỏ, số lượng người diễn, tấu không quá 6 người, tính chất thính phòng, là những nhóm nhỏ, thay nhau diễn tấu, sáng tác, bình phẩm, thưởng thức… Ca Huế là thể loại âm nhạc thính phòng chú trọng hòa đàn hơn hòa ca, các kỹ thuật diễn tấu được quan tâm trau chuốt, nhạc sĩ thích sáng tác hoặc chuyển soạn bài bản của các thể loại khác cho Ca Huế. Lời ca được biên soạn theo những làn điệu có trước, rất có giá trị văn học… Lối đàn ca này chú trọng sự sáng tạo, ngẫu hứng của người nghệ sĩ, đôi lúc người nghe sẽ thấy lời và nhạc có những nét khác nhau, âm nhạc không phải tòng theo hoàn toàn với lời ca.

Khi Ca Huế lan tỏa trong dân gian thì các buổi biểu diễn không bắt đầu ngay vào các bài bản đàn – ca mà thường bằng một câu hò hoặc điệu lý. Lối ca diễn phổ biến ngày nay: Hò Mái Nhì vào bài Nam Ai “xuống” Nam Bình, Hò Mái Nhì “đổ vào” Hành Vân, Lý Năm Canh “qua” Tương Tư Khúc hoặc ngâm thơ, “vào” lý rôi mới vào bài bản…

Hình 4.13: sinh hoạt Ca Huế (nguồn: Trần Quang Hải info)

Hình 4.12: sinh hoạt Ca Huế (nguồn: Trần Hữu Quang – luận văn tốt nghiệp Cao học)

Hình 4.14 Ca Huế (nguồn: Báo Thừa Thiên – Huế)

2- ÂM NHẠC CA HUẾ

2.1. Hệ thống bài bản

Hiện nay, thống kê Bài bản Ca Huế có thể nêu gồm: Các bản thuộc hơi Khách: (còn gọi là hơi Bắc), tính chất vui tươi, âm điệu trong sáng, khoáng đạt, thanh thản; tiết tấu vừa phải, linh hoạt. Điển hình như – 10 bản Thập thủ liên hoàn, còn gọi là Mười bản Tàu. Xưa, khi vua ngự giả xuất cung, dàn nhạc triều đình tấu Mười Bản Tàu, vì vậy, còn gọi là “Mười Bản Ngự”: Phẩm Tuyết, Nguyên Tiêu, Hồ Quảng, Liên Huờn, Bình Bán, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ, Tẩu Mã,

– Các bản Cổ Bản, Lưu Thủy, Phú Lục, Lộng Điệp, Long Ngâm…

Trích: bài Lộng Điệp, bản đàn Nhị, Nguyễn Hữu Ba, Giáo trình Nhạc Viện Tp. Hồ Chí Minh

Các bản thuộc hơi Nam: tính chất buồn thương, âm nhạc êm dịu, hoài cảm nhớ thương; tiết tấu chậm rãi, mỗi âm vang lên với những nét nhấn nhá, rung cảm… Điển hình có các bài như: Tứ Đại Cảnh, Nam Ai (tính chất buồn, bị ai, còn được gọi là Ai Giang Nam), Nam Bình (hay Nam Băng, xưa còn được gọi là Vọng ; Nam), Nam Xuân (còn gọi là Hạ Giang Nam hay Nam Chiến), Quả Phụ, Tương Tư Khúc v.v… Những bản Nam Ai, Nam Bình còn phảng phất điệu bi thương của nhạc Chàm, hai bản này còn được diễn tấu theo lối liên khúc từ Nam Ai sang Nam Bình.

Trích bài Nam Bình, bản đàn nhị, Nguyễn Hữu Ba, Giáo trình Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh

Các bài bản thuộc hơi “dựng”. Ngoài hai hệ thống làn điệu chính nêu trên còn có “hơi Dựng”, tính chất trung gian giữa hai điệu Khách và Nam. Tính chất không bi lụy cũng không quá vui tươi, âm nhạc trang trọng, thanh thản nhưng man mác. Điển hình cho loại hơi này có bài Hành vân. Đôi khi người ta lấy những bài bản hơi Bắc nhưng chơi theo hơi Nam thì gọi là hơi Dựng. Ví dụ bài: Cổ Bản Dựng (đổi hơi, tính chất bài Cổ Bản thuộc hơi khách, vui, nay đôi i sang buồn).

Trích Cổ Bản Dựng, bản đàn nhị, Nguyễn Hữu Ba, Giáo trình Nhạc Viện Tp.Hồ Chí Minh

Ngoài ra, hệ thống bài bản Ca Huế mở rộng, tiếp thu các bản thuộc hơi Lễ (tính chất trong sáng, trang nghiêm) như bài Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Ngâm, Long Đăng, Tiểu Khúc…

– Riêng bài Phú Lục nhịp 1 còn gọi là Phú Lục nhanh, tính chất vui tươi, trong sáng. Khi sang Phú Lục nhịp 3 (còn gọi là Phú Lục chậm), tính chất trang nghiêm, trong sáng được nhạc sư Nguyễn Hữu Ba gọi là “hơi Thiền”.

Trong nhạc mục Ca Huế, chương trình biểu diễn của nhiều nhóm “Ca Huế” phục vụ hiện nay, đã tiếp thu khá nhiều làn điệu của các thể loại âm nhạc khác như dân ca, nhạc mới… Trong số đó, những bài Lý Tình Tang, Lý Hoài Xuân, Lý Ngựa Ô Huế, Hò giã gạo, Hò Mái Nhì, Hò Mái Đây… là những bài dân ca được phổ biến nhất. Bài Hò Mái Nhì thường được diễn nối tiếp trước các bài thuộc hơi Nam như Nam Ai, Nam Bình… Người ta cũng nhận thấy các bài Lưu Thủy, Cổ Bản… là những bài bản nhạc cung đình được Ca Huế sử dụng phổ biến

Nhạc mục Ca Huế hiện đang sử dụng:

– Mười bài Thập Thủ Liên Hoàn:

Phẩm Tuyết (48 nhịp),

Nguyên Tiêu (32 nhịp),

Hồ Quảng (12 nhịp), Liên Huờn (40 nhịp),

Bình Bán hay Bình Nguyên (44 nhịp),

Tây Mai (32 nhịp),

Kim Tiền (26 nhịp),

Xuân Phong (10 nhịp),

Long Hổ (7 nhịp),

Tẩu Mã (34 nhịp).

– Các bài bản khác:

Ngũ Đối Thượng

Ngũ Đối Hạ

Lộng Điệp

Cổ Bản (68 nhịp) Cổ Bản Dựng

Tứ Đại Cảnh

Long Ngâm

Phú Lục Chậm (32 nhịp)

Phú Lục đổi ngón (nhanh – 34 nhịp)

Nam Bình (Vọng Giang Nam – 45 nhịp Nam Ai (Ai Giang Nam – 47 nhịp)

Nam Xuân (Hạ Giang Nam, Nam Chiến – 48 nhịp)

Hành Vân

Quả Phụ

Tương Tư Khúc

Lưu Thủy chậm (32 nhịp) Lưu Thủy chậm đổi ngón (32 nhịp)

Đăng Đàn Cung

2.2. Hệ thống thang âm của Ca Huế

Hầu hết các bài bản trong Nhạc mục Ca Huế chỉ sử dụng một thang âm:

Tuy nhiên, để thể hiện hệ thống bài bản thuộc các điệu Khách, Nam hay thể hiện hơi Dựng, các bậc trong thang âm trên có những cách diễn tấu khác nhau như: non (thấp hơn 1/8, 1/7… cung), già (cao hơn 1/8, 1/7… cung), rung, mổ, luyến láy…

Thang âm điệu Khách (Bắc):

Giải thích Ký hiệu:

“+” : già, cao hơn 1/8, 1/7… cung

“-”: non, (thấp hơn 1/8, 1/7… cung)

“~”: rung

“V” : mô

Thang âm điệu Nam:

2.3. Dàn nhạc của Ca Huế

Thành phần của buổi chơi nhạc gồm từ 3 đến khoảng 5, 6 người; sử dụng các nhạc cụ như đàn tranh, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn độc huyền (thời kỳ đầu không có), sáo… Một hoặc hai ca sĩ vừa ca vừa gõ phách

  Lối diễn tấu trong Ca Huế phổ biến gồm có:

– Ngũ tấu còn gọi là ngũ tuyệt (tranh – nguyệt – nhị – tỳ bà – sáo, …). Đây là lối hòa đàn phổ biến

– Tứ tấu, còn gọi là Tứ tuyệt (tranh – nguyệt – nhị – tỳ bà hoặc tranh – nguyệt – nhị – sáo, …). Đây là lối hòa đàn phổ biến

– Tam tấu (tranh – nguyệt- nhị, tranh – nguyệt – tỳ, tranh – tỳ – Nhị …)

– Song tấu (tranh – nguyệt, tranh – tỳ, tranh – nhị…)

– Độc tấu

Trong hòa đàn có ca, người ca sẽ thay một nhạc khí trong dàn Ngũ Tuyệt hoặc Tứ Tuyệt để hình thành hình thức ca đàn tiêu biểu của thể loại Ca Huế

Hình 4.15: dàn ngũ tuyệt và Ca biểu diễn tại Học viện Âm nhạc Huế (12/2011)

Ca Huế không chỉ là một nghệ thuật âm nhạc thính phòng mà còn là nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng phong cách trang nhã của Huế.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN VÀ ÔN BÀI:

1. Ngày trước và hiện nay, một thể loại nghệ thuật thính phòng ở Huế được gọi là Ca Huế, nay gọi là “Đàn ca Huế”, giải thích, bình luận và nêu quan điểm về 2 cách gọi tên cho thể loại âm nhạc này.

2. Hãy xác định nguồn gốc hình thành của thể loại Ca Huế để xác định tính chất thính phòng của thể loại âm nhạc này. 3. Những chuyển biến lịch sử và những tác động trong tiến trình phát triển của

nghệ thuật Đàn ca Huế?

4. Sự phát triển của nhạc mục Đàn Ca Huế?

5. Những Hơi – Điệu và thang âm của Đàn ca Huế?

6. Những nhạc khí và các dạng biên chế của dàn nhạc Đàn ca Huế?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974836029
chat-active-icon